VIỆT NAM PHẬT GIÁO
SỬ
LUẬN
Nguyễn Lang
---o0o---
TẬP I
CHƯƠNG IX
NỀN TẢNG CỦA PHẬT GIÁO
ÐỜI
TRẦN
THIỀN PHÁI YÊN TỬ
Vào đầu thế kỷ thứ mười ba, ba thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, Vô
Ngôn Thông
và Thảo Ðường dần dần nhập lại là một. Do ảnh hưởng lớn lao của
Trần Thái
Tông và Tuệ Trung thượng sĩ, sự sát nhập của ba thiền phái trên
đây vào
nhau đã đưa tới sự phát triển lớn của thiền phái Yên Tử thành
thiền phái
Trúc Lâm, tức là thiền phái duy nhất đời Trần. Ðời Trần có thể
được gọi là
thời đại Phật Giáo Nhất Tông, tức là thời đại của một phái
Phật
Giáo Duy Nhất. Tông phái này xuất hiện từ núi Yên Tử mà vị tổ khai
sơn là
thiền sư Hiện Quang. Thiền sư Viên Chứng hiệu Trúc
Lâm, thầy
của vua Trần Thái Tông, là tổ thứ hai của Phái Yên Tử, được vua
tôn xưng
là quốc sư. Vị tổ truyền thừa thứ ba là Ðại Ðăng quốc sư
đồng sư
với vua Trần Thái Tông. Một vị quốc sư khác tượng trưng cho sự
lãnh đạo
nền Phật Giáo thống nhất đời Trần là Nhất Tông quốc sư, đệ
tử của
thiền sư Ứng Thuận thuộc thế hệ thứ 16 của thiền phái Vô Ngôn
Thông.
Danh từ Nhất Tông mà vua Trần Thái Tông dùng để tôn xưng vị
quốc sư
hẳn có ý nghĩa về tình trạng thống nhất Phật Giáo trong một tông
phái duy
nhất.
Trước hết ta hãy xét về những ảnh hưởng tương hỗ giữa ba thiền
phái đời
Lý. Như ta biết, thiền phái Thảo Ðường không có cơ sở trong đại
chúng bình
dân, cũng không có truyền thống tu viện đặc thù, nhưng có ảnh
hưởng sâu
đậm tới mặt học thuật tư tưởng và thi ca trên hai thiền phái đương
thời:
Tuyết Ðậu Ngữ Lục đã trở thành một văn kiện được trọng dụng
ở cả
hai thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Thiền sư Thường
Chiếu,
thuộc phái Vô Ngôn Thông, đã sang làm tọa chủ ở chùa Lục Tổ, vốn
là một tổ
đình rất xưa của thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi: điều này chứng tỏ
hai thiền
phái này lúc bấy giờ hầu như đã sát nhập nhau thành một. Thường
Chiếu và
đệ tử là Thần Nghi sinh hoạt trong lòng thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu
Chi đã thu
thập khá nhiều tài liệu về thiền phái này để ghi chép lại trong
sách
Thuyền Uyển Tập Anh. Thiền sư Thường Chiếu có thể được
gọi là
người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu
Chi, Vô
Ngôn Thông và Thảo Ðường và cũng là gạch nối giữa Phật Giáo đời Lý
và Phật
Giáo đời Trần. Ðịa vị của ông rất quan trọng. Ta hãy nhìn đồ biểu
sau đây:
(vẽ biểu đồ)
Ba vị đệ tử quan trọng của Thường Chiếu là Thần Nghi, Thông Thiền
và Hiện
Quang.
Thần Nghi với đệ tử là Ẩn Không đã có trách nhiệm truyền lại các
tài liệu
lịch sử Phật Giáo của Thường Chiếu, như các sách Thuyền Uyển
Tập Anh
và Nam Tông Tự Pháp Ðồ.
Thông
Thiền nối tiếp truyền thống Vô Ngôn Thông truyền xuống cho Tức Lự,
rồi Ứng
Thuận. Các đệ tử của Ứng Thuận như Nhất Tông, Giới Minh, Giới
Viên, Tiêu
Diêu đều là những ngôi sao sáng trong Phật học giới và đều đóng
góp nhiều
cho nền Phật Giáo Thống Nhất đời Trần. Họ là những người của thế
hệ cuối
cùng của thiền phái Vô Ngôn Thông.
Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho thiền phái Trúc
Lâm,
nền Phật Giáo Thống Nhất đời Trần.
Trước hết ta hãy nói về thiền sư Thường Chiếu, người có thể đại
diện được
cho ba thiền phái cuối đời Lý và gạch nối giữa nền phát triển
ba-tông-phái
đời lý và nền Phật Giáo một-tông-phái đời Trần.
Thường Chiếu người làng Phù Ninh, họ Phạm. Hồi chưa xuất gia, ông
đã từng
làm quan dưới triều vua Ly Cao Tông, chức lệnh đô tào ở cung Quảng
Từ. Sau
đó, ông bỏ quan tước để đi xuất gia dưới sự hướng dẫn của thiền sư
Quảng
Nghiêm, chùa Tịnh Quả. Ðược tâm truyền của thiền sư Quảng Nghiêm,
ông ở
lại chùa Tịnh Quả thêm vài ba năm để hầu thầy, rồi sau đó ông lui
về một
ngôi chùa cổ ở làng Ông Mạc để dạy học trò. Năm ông rời chùa Tịnh
Quả có
lẽ là năm 1190, bởi vì sách Thuyền Uyển Tập Anh nói thẩy
ông là
thiền sư Quảng Nghiêm tịchv ào năm ấy. Có lẽ ông đã ở lại hầu thầy
đến khi
thầy tịch.
Sau đó không lâu, thiền sư Thường Chiếu dời sang chùa Lục Tổ, vốn
là một tổ đình rất xưa của phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi; chùa này được
thành lập
vào khoảng thế kỷ thứ tám do thiền sư Ðịnh Khuông và đệ tử là
thiền sư
Thông Thiền tạo dựng.
Sự kiện Thường Chiếu của thiền phái Vô Ngôn Thông đến mở trường
dạy học
tại chùa Lục Tổ, một tổ đình lớn của phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, cho ta
thấy
rằng cao tăng của phái sau này, sau thiền sư Viên Thông, đã bắt
đầu thưa
thớt đến nỗi sự giáo hóa Phật pháp tại một tổ đường đã phải nhờ
đến một
thiền sư thộc phái Vô Ngôn Thông. Ðã đành còn có các vị cao tăng
như Ðạo
Lâm, Tĩn Thiền, Ðịnh Hương và Y Sơn, nhưng các vị này cũng còn
phải trụ
trì các tổ đường khác của môn phái.
Chính vì hành đạo tại một tổ đường Tỳ Ni Ða Lưu Chi mà thiền sư
Thường
Chiếu đã thu thập được nhiều tài liệu để bổ túc cho tập sử liệu
Phật Giáo
do thiền sư Thông Biện để lại hiện có trong tay ông. Ngoài công
việc đó.
Thường Chiếu còn viết thêm một tài liệu Phật Giáo khác lấy tên là Nam
Tông Tự Pháp Ðồ. Còn tập sử liệu kia sau này trở thành sách Thuyền
Uyển Tập Anh. Cả hai tài liệu này ông đã trao lại cho đệ tử là
Thàn
Nghi. Tại chùa Lục Tổ, số môn đồ đến thụ giáo với Thường Chiếu
càng ngày
càng đông đảo.
Thường Chiếu chủ trương sự tu học chứng ngộ cần được căn cứ trên
một nền
tâm học vững chãi mới có thể thành tựu được. Ông nói: “Người tu
đạo nếu
biết rõ về tâm minh thì sẽ phí sức ít mà dễ thành công. Người tu
đạo nếu
không biết gì về tâm mình thì sẽ phí sức ít mà dễ thành công.
Người tu đạo
nếu không biết gì về tâm mình thì phí công vô ích”. Thấy được tâm
mình là
ở đây là thấy được sự liên hệ giữa chủ thể và đối tượng nhận thức.
Tâm học
ở đây có nghĩa gần như tâm lý học, đó là Duy thức học. Một vị đệ
tử Thường
Chiếu câu hỏi sau đây: “Khi chủ thể nhận thức và đối tượng nhận
thức xúc
tiếp nhau thì sự việc xảy ra thế nào?” (Vật ngã phan duyên thời
như hà?).
Thường Chiếu đáp, trong tinh thần chính thống của Duy Thức học:
“Khi ấy,
cả chủ thể và đối tượng nhận thức không còn. Tâm thức của ta vô
thường,
thay đổi sinh diệt từng sác na, thì làm sao có một chủ thể thường
tại mà
tiếp xúc với đối tượng? Tuy vậy, sinh là các hiện tượng sinh, diệt
là các
hiện tượng diệt; còn đối tượng chứng ngộ thì không bao giờ sinh
diệt”(Vật
ngã lưỡng vong! Tâm tính vô thường, dị sinh dị diệt, sát-na bất
đình, thùy
thị phan duyên? Sinh vi sinh vật, diệt vi diệt vật, bỉ pháp sở đắc
thường
vô sinh diệt).
Trong câu nói trên, Thường Chiếu cho ta thấy rằng sự chứng đạo
không phải
được thực hiện trên liên hệ chủ thể và đối tượng của nhận thức,
bởi cả hai
đều sinh diệt không ngừng. Nếu sự chứng đắc mà cũng sinh diệt như
thế đâu
có sự chứng đắc. Cho nên đừng tìm quả vị giác ngộ như một đối
tượng nhận
thức; quả vị giác ngộ phải được thực hiện ngay trong tự thể của
tâm. Mọi
tìm cầu bên ngoài đều vô hiệu.
Ðiều này còn rõ ràng hơn nữa khi Thường Chiếu trả lời một người đệ
tử hỏi
về pháp thân.
Thân tuy sống trên đời
Tâm là như lai tạng
Chiếu rạng cả mười phương
Nhưng tìm thì biệt dạng.
(Tại thế vi nhân thân
Tâm vi như lai tạng
Chiếu diệu thả vô phương
Tầm chi cánh tuyệt khoáng)
Pháp
thân hay tự tính giác ngộ vốn hiện hữu tràn đầy: biết mở con mắt
vô phân
biệt mà nhìn thì sự thực chứng được hiện hữu tràn đầy đó. Nhưng
nếu có chủ
định đi tìm nó như một đối tượng thì tự nhiên nó biệt tăm biệt
dạng. Một
hôm một đệ tử là cư sĩ Thông Sư hỏi ông: “Làm sao chứng đắc được
Phật
pháp?”. Thường Chiếu trả lời: “Phật pháp không thể chứng đắc được.
Chư
Phật đều đã tu học trên căn bản chư pháp bất khả đắc ấy”.
Khi ông gần mất,vị đệ tử lớn là Thần Nghi hỏi: “Những nhân vật như
sư phụ
mà khi thời tiết đến cũng phải tùy tục chết đi như vậy như người
thường
sao?”, Thường Chiếu hỏi; “Ngươi thấy được ai là kẻ không tùy tục
nào?”.
Thần Nghi:” Bồ Ðề Ðạt Ma là một. Ông ta không chết mà chỉ lướt
biển trở về
Ấn Ðộ”. Thường Chiếu: “Ðó chỉ chẳng qua là chó sủa bóng thôi”.
Thần nghi
hỏi: “Vậy hòa thượng có tùy tục không?”. Thường Chiếu nói: “Ta
cũng tùy
tục”. Thần Nghi hỏi: “Tại sao lại như thế?” Thường Chiếu trả lời:
“Ðể cho
giống với kẻ khác”, nhờ câu này mà Thần Nghi tỉnh ngộ.
Sau này Thần Nghi hỏi thầy: “ Con ở với hòa thượng đã nhiều năm,
nhưng
chưa biết thủ truyền của tông phái ta là ai, xin ngài chỉ dạy thứ
bực
truyền thừa để kẻ hậu học biết được nguồn gốc”. Thường Chiếu liền
lấy tập
tài liệu lịch sử của Thông Biện biên tập và bản ghi chép các tông
phái
cùng những thế hệ truyền thừa trao cho Thần Nghi. Thần Nghi xem
qua hỏi:
“Tại sao hai hệ phái Ðại Ðiên và Bát Nhã không được chép vào
đây?”. Thường
Chiếu: “ Ðó là ý của Thông Biện. Thông Biện đã nghĩ kỹ nên mới
quyết định
như thế”.
Sau này Thần Nghi trao lại các tài liệu lịch sử Phật Giáo trên cho
đệ tử
là Ẩn Không.
Thường Chiếu có ba người đệ tử xứng đáng: Thiền sư Hiện Quang
người sẽ
khai sơn thiền phái Yên Tử đời Trần: thiền sư Thần Nghi, người đã
truyền
lại tài liệu lịch sử Phật Giáo Việt Nam; và cư sĩ Thông Sư, người
đã đào
tạo nên thiền sư Tức Lự. Thường Chiếu có công nhiều trong việc
dung hợp ba
thiền phái phát triển đời Lý và thâu thập nhiều tài liệu về các
thiền phái
này. Tiếc rằng Nam Tông Tự Pháp Ðồ hiện nay chưa tìm ra
được. Có lẽ
tác phẩm này mất hẳn. Ông là người có đạo học uyên thâm. Bài kệ
ông đọc
trước lúc lâm chung biểu lộ được phong thái của người đã giải
thoát, tìm
thấy rằng thực hữu tràn đầy kia không nơi đâu và không lúc nào
không phải
là quê hương mình:
Ðạo vốn không nhan sắc
Mà ngày càng gấm hoa
Trong ba ngàn cõi ấy
Ðâu chẳng phải là nhà?
(Ðạo bản vô nhan sắc
Tân tiên nhật nhật khoa
Ðại thiên sa giới ngoại
Hà xứ bất vi gia?)
Vị tổ khai sơn chùa Hoa Yên ở núi Yên Tử là thiền sư Hiện Quang,
đệ tử của
thiền sư Thường Chiếu chùa Lục Tổ. Nhưng Hiện Quang không phải chỉ
là
người truyền thừa tông chỉ của Thường Chiếu phái Vô Ngôn Thông.
Ông còn
học với thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả và thiền sư Pháp Giới ở
núi Uyên
Trừng, phủ Nghệ An nữa. Ta không rõ thiền sư Trí Thông và Pháp
Giới thuộc
giáo hệ nào, ta chỉ biết ảnh hưởng của họ trên thiền sư Hiện Quang
có thể
còn quan trọng hơn cả ảnh hưởng của Thường Chiếu, bởi lúc Thường
Chiếu
viên tịch thì Hiện Quang mới có hai mươi mốt tuổi, chưa thọ tỳ
kheo giới
và “chưa kịp có thì giờ suy cứu về tông chỉ thiền môn” (Thuyền
Uyển Tập
Anh ).
Sau khi Thường Chiếu viên tịch, Hiện Quang thấy sức học của mình
về thiền
kém cỏi quá, tự than rằng: ta cũng như đứa con của đại phú gia,
khi cha mẹ
còn sống thì không biết trong nhà đầy châu báu, khi cha mẹ chết
thì trở
nên bần cùng nghèo khổ”. Hiện Quang liền đi chu du trong giới
thiền lâm để
cầu tham học, gặp được thiền sư Trí Không chùa Thánh Quả nhờ một
câu nói
của ông này mà tâm tư khai sáng. Hiện Quang dáng người và vẻ mặt
thanh tú,
giọng nói êm ái. Vì Hoa Dương công chúa hay lui tới cúng dường nên
ông bị
người ta nói ra nói vào. Do đó ông bỏ vào núi Uyên Trừng theo Pháp
Gới
thiền sư, thọ giới tỳ kheo để tu học. Ông nói: “Nếu ta không lấy
nhẫn nhục
làm áo giáp và tinh tấn làm khí giới, thì ta không thể nào phá
được ma
quân phiền não và đạt được quả giác ngộ vô thượng”. Sau một thời
gian tu
học tại đây, không muốn nhận cúng dường của tín thí nữa, ông vào
rừng sống
trong mười năm. Về sau, ông vào núi Từ Sơn làm am cư trú. Ði kinh
hành
trong rừng ông mang theo bao vải; đến nơi thích hợp ông trải bao
ra ngồi
thiền, loài dã thú thấy ông không hề xúc phạm. Vua Lý Huệ Tông
nghe tiếng
cho người đi mời ông. Ông cho đệ tử trả lời như sau: “Bần đạo sinh
trên
đất của vua, ăn lộc của vua, ở trong núi thờ Phật đã lâu năm, công
đức
chưa thành tựu, rất lấy làm hổ thẹn. Nay nếu về thăm vua, thì
chẳng có ích
gì cho việc trị an của vua mà lại còn bị chúng sinh bài báng.
Huống chi
bây giờ Phật pháp đang hưng thịnh, các bậc sư tượng trong đạo
nhiều người
đang tụ tập ở kinh đô diện các, một ông thầy tu thô lậu áo drách
trong núi
về kinh làm gì?”. Nói rồi quyết không xuống núi. Không biết Hiện
Quang đến
khai sơn Yên Tử năm nào. Một hôm có một vị tăng hỏi ông; “Hòa
thượng lâu
này làm gì trong núi?” Ông đáp:
Theo Hứa Do người cũ
Ðâu biết mấy xuân rồi?
Vô vi nơi khoáng dã
Làm người tự tại thôi!
(Ná dĩ Hưa Do đức
Hà tri thế kỷ xuân?
Vô vi cư khoáng dã
Tiêu diêu tự tại nhân)
Năm 1220, tức năm Tân tỵ, niên hiệu Kiến Gia thứ 11, thiền sư ngồi
trên
một phiến thạch đọc một bài kệ sau đây trước khi tịch:
Pháp huyễn đã là huyễn
Tu huyễn cũng là huyễn
Lìa được hai huyễn ấy
Là lìa được mọi huyễn
(Huyễn pháp giai thị huyễn
Huyễn tu giai thị huyễn
Nhị huyễn giai bất tức
Tức thị trừ chư huyễn)
Là tổ khai sơn chàu Hoa Yên núi Yên Tử, Hiện Quang được xem nhưa
là người
đích thực sáng lập truyền thống Yên Tử. Truyền thống này sau lấy
tên là
Trúc Lâm. Trần Nhân Tông, thuộc thế hệ thứ sáu phái Yên Tử, lấy
hiệu là
Trúc Lâm đầu đà.
Sách Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư gọi vị thiền sư trên núi Yên
Tử mà
Thái Tông lên tham yết là Phù Vân, bạn cũ của Thái Tông. Ðiều này
sợ sai,
bởi vì Phù Vân là hiệu của thiền sư Tĩnh Lự, thuốc thế hệ thứ 10
của thiền
phái Yên Tử, đệ tử của thiền sư An Tâm, trù trì chùa Hoa Yên.
Trong bài
tựa Thiền Tông Chỉ Nam, Thái Tông chỉ gọi vị thiền sư núi
Yên Tử là
Trúc Lâm đại sa môn, tôn xưng là quốc sư, mà không bao giờ gọi là
ông Phù
Vân quốc sư. Vị thiền sư này là đệ tử của Hiện Quang, mà theo Thuyền
Uyển Tập Anh có pháp danh là Ðạo Viên; sách Thánh Ðăng Lục,
sách Yên Tử Sơn Trúc Lâm Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh và
tài liệu
truyền thừa chùa Hoa Yên (theo hòa thượng Phúc Ðiền) đều nói tên
thiền sư
là Viên Chứng. Viên Chứng hay Ðạo Viên hay Trúc Lâm quốc sư
cũng là
một người. Thiền sư Hiện Quang tich năm 1220, lúc vua Thái Tông
mới lên 3
tuổi, thành thử Hiện Quang không phải là người vua gặp trên núi.
Ðạo Viên
thiền sư làm lễ an táng thầy trên núi Yên Tử; năm thầy mất, Ðạo
Viên ít ra
cũng 20 tuổi. Nói Ðạo Viên là bạn cũ của Thái Tông e cũng không
đúng, bởi
vì hồi tám tuổi Thái Tông đã làm vua. Hơn nữa, trong bài tựa Thiền
Tông
Chỉ Nam, Ðạo Viên đã dùng tiếng lão tăng để tự chỉ mình. Sách Trần
Triều Thiền Tông Bản Hạnh cũng nói Ðạo Viên là “lão tăng thầy
già”.
Vậy liên hệ giữa hai người là liên hệ thầy trò mà không phải là
bạn hữu.
Vào khoảng năm 1248, Trúc Lâm có xuống kinh sư theo lời mời của
vua Thái
Tông để kiểm điểm lại các bộ kinh và lục trước khi
đem khắc
bản gỗ để ấn loát phát hành. Vua Thái Tông thỉnh ông ở lại chùa
Thắng
Nghiêm, tôn xưng là quốc sư. Vua cũng trình ông một tác phẩm ông
vừa mới
viết tên là Thiền Tông Chỉ Nam. Ông khen ngợi và khuyên nên
khắc
bản để in luôn trong dịp ấy.
Năm 1236 khi vua Thái Tông bỏ lên núi Yên Tử định đi tu, Trúc Lâm
quốc sư
hỏi vua muốn tìm gì mà lên núi. Vua nói chỉ muốn đi tìm thành
Phật. Ông
nói: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta
lắng
lại và trí tuệ xuất hiện thì đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ
được
chân lý ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không phải đi tìm
cực
nhọc bên ngoài (bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam).
Khuyên Thái Tông trở về nhậm nhiệm vụ trị dân, thiền sư nói: “Ðã
làm vua
thì không còn có thể theo ý thích riêng mình nữa. phải lấy ý muốn
của dân
làm ý muốn của mình; phải lấy lòng dân làm lòng của mình. Nay dân
muốn vua
về mà vua không về thì làm sao được?” Thiền sư buộc vua trở về với
bổn
phận bằng một lý luận đanh thép. Nhưng ông an ủi: tuy vậy, vua vẫn
có thể
làm nghề trị dân vừa tu học Phật pháp. Thiền ân cần dặn vua đừng
quên học
Phật và tham thiền.
Không biết sau khi hoàn tất việc in kinh, Trúc Lâm quốc sư có lưu
lại kinh
sư một thời gian trước khi về núi hay không. Ảnh hưởng của ông
không những
lớn lao trên sự tu học của Trần Thái Tông mà trên nhiều mặt khác
nữa. Ít
ra ông ông cũng đã đóng góp về phương diện văn hóa trong việc san
định và
ần hành kinh lục, và đã cống hiến cho đời thêm một vị đệ tử xuất
sắc là
Ðại Ðăng quốc sư người đã ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng thiền phái
Trúc Lâm
sau này.
Ðại đăng quốc sư thuộc thế hệ thứ ba truyền thống Yên Tử, anh em
đồng sư
với Trần Thái Tông. Hiện ta không có tài liệu nào về tư tưởng và
thi văn
của Ðại Ðăng. Ta chỉ biêt theo Thánh Ðăng Lục và Trần
Triều
Thiền Tông Bản Hạnh rằng tuy tiếp nhận truyền thừa phái Yên Tử
nhưng
ông cũng tiếp nhận truyền thừa Lâm Tế do thiền sư Thiên Phong từ
Trung Hoa
đưa qua. Thiên Phong từ Chương Tuyên đến, thuộc về thiền phái Lâm
Tế. Huệ
Nguyên trong bài Lược Dẫn Thiền Phái Ðồ in ở đầu sách Thượng
Sĩ
Ngữ Lục nói rằng Thiên Phong là cư sĩ. Trần Triều Thiền
Tông Bản
Hạnh¸, nói ông là “thầy nước ngoài” và trí tuệ cao tài kinh
lịch chư
bang”. Khi Thiên Phong đến Việt Nam, vua Thái Tông nghe tiếng liền
mời đến
viện Tả Nhai, hội họp các bậc thiện tri thức lại để cdùng tham
học. Trong
số những bậc “Kỳ Ðức” tham dự các buổi học tập này chắc chắn đã có
Ðại
Ðăng. Lúc này Ðại Ðăng đã được Trúc Lâm quốc sư gửi về kinh thành
hành
đạo. Trong số những người nghe Thiền Phong giảng đạo. Ðại Ðăng là
người
được Thiên Phong chính thức truyền cho tâm ấn. Một trong những đệ
tử xuất
sắc của Ðại Ðăng là Liễu Minh quốc sư.
Tiêu diêu thiền sư thuộc thế hệ thứ tư truyền thống Yên Tử. Ông là
học trò
Ðại Ðăng, đồng thời cũng đắc pháp với thiền sư Ứng Thuận của thiền
phái Vô
Ngôn Thông. Cùng học Ứng Thuận trong thế hệ ông còn có các thiền
sư Giới
Minh, Giới Viên và Nhất Tông quốc sư. Tiêu Diêu là thầy của Tuệ
Trung
thượn sĩ, một trong những cây đuốc sáng nhất của thiền học đời
Trần.
Huệ Nguyên, người san định sách Thượng Sĩ Ngữ Lục năm 1763,
nói
rằng Tiêu Diêu, thầy của Tuệ Trung, là người Trung Hoa qua Việt
Nam truyền
đạo. Sự thực thì không phải thế. Tiêu Diêu là người Việt Nam, đẹ
tử của
Ứng Thuận phái Vô Ngôn Thông, đồng thời cũng là người thừa kế
thiền sư Ðại
Ðăng, tổ thứ bachùa Hoa Yen núi Yên Tử. sự kiện Tiêu Diêu đắc pháp
với Ứng
Vương được nói đến trong Thuyền Uyển Tập Anh, nhưng Huệ
Nguyên
không được đọc tác phẩm này. chính vì mặc cảm cho rằng tổ sư Trung
Hoa mới
giỏi và mới chính thống nên ông đã cho rằng Tiêu Diêu, thầy của
Tuệ Trung
phải là người Tàu. Không được đọc Thuyền Uyển Tập Anh nên
trong bài
Lược Dẫn Thiền Phái Ðồ (đầu trang Thượng Sĩ Ngữ Lục)
ông đã
viết những giòng mơ hồ sau đây về thiền phái Vô Ngôn Thông: “Thiền
phái
truyền vào nước ta không biết người nhận lãnh đầu tiên là ai, chỉ
biết
Thiền Nguyệt truyền cho Nguyễn Thái Tông rồi lần xuống Ðịnh Hương
trưởng
lão, Viên Chiếu, Ðạo Huệ, sau đó còn lần lượt trao truyền, nhưng
tên tuổi
các ngài lúc ẩn, lúc hiện khó nhận ra manh mối”. Ta thấy Huệ
Nguyên nhắc
đến tên một số các vị thiền sư phái Vô Ngôn Thông nhưng không biết
gì về
nguyên ủy của thiền phái này.
Thiền sư Tiêu Diêu còn được gọi là Phúc Ðường đại sư, cư trú ở
Phúc Ðường
tịnh xá. Không biết tịnh xá này ở đâu. Có thể là trên núi Yên Tử.
Tuệ
Trung thượng sĩ có một bài thơ “Lên thăm thiền sư Tiêu Diêu ở Phúc
Ðường
tịnh xá” và một bài thơ “Cảnh vật Phúc Ðường” trong đó có câu “Thả
hỷ
lâm thâm thoại thú tàng” (vui chốn rừng sâu trong đó có ẩn
nhiều loại
thú lành). Tụe Trung là một tay cự phách trong rừng thiền nhưng
đối với
thiền sư Tiêu Diêu rất mực cung kinh khâm phục. Trong bài “Lên
Thăm Thiền
Sư Tiêu Diêu ở Phúc Ðường” ông nói:
Cho hay Phật sống trần gian đấy
Sen nở trên lò rực lửa hồng.
(Tu tri thế hữu nhân trung Phật
Hưu quái lô khai hỏ lý liên)
Tuy
Huệ Tuệ là pháp tử chính thức của Tiêu Diêu, trù trì chùa Yên Tử,
nhưng
chính Tuệ Trung thượng sĩ mới là học trò xuất sắc nhất của Tiêu
Diêu vậy.
Nhưng trước khi nói đến Tuệ Trung, ta hãy nói đến Trần Thái Tông
và sự
nghiệp Phật học của vua này.