VIỆT NAM PHẬT GIÁO
SỬ
LUẬN
Nguyễn Lang
---o0o---
TẬP I
CHƯƠNG X
TRẦN THÁI TÔNG
Trần Thái Tông lên ngôi vua hồi tám tuổi; từ đó về sau chỉ cư trú
trong
cung điện. Bìa tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam cho biết vua tự
mình học
Phật theo lời khuyên nhủ của Trúc Lâm quốc sư. Nhưng sức học Phật
của vua
đã đạt tới trình độ rất thâm uyên.
Những đau khổ nội tâm mà vua đã chịu đựng trong thời trai trẻ hẵn
đã đóng
một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy vua quyêt tâm học Phật
và tu
tập thiền đạo.
Năm Thái Tông lên 20 tuổi, hoàng hậu là Chiêu Thánh (Lý Chiêu
Hoàng) mới
19 tuổi. Vậy mà Trần Thủ Ðộ ép Thái Tông phải bỏ Chiêu Thánh để
cưới người
chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên, là bấy giờ là vợ của anh mình
là Trần
Liễu. Thuận Thiên lại đang có mang. Sở dĩ Trần Thủ Ðộ làm như vậy
là vì
trong lòng nôn nao muốn Thái Tông có con ngay để đảm bảo sự liên
tục của
dòng dõi gia đình thống trị. Thuận Thiên đã có mang, nếu Thái Tông
lập
Thuận Thiên làm hoàng hậu thì chắc chắc trong vòng mấy tháng sẽ có
được
một người con. Hẳn nhiên là Thái Tông phản đối kịch liệt việc phải
bỏ
người yêu để cưới người vợ đã có mang của anh ruột. Nhưng Trần Thủ
Ðộ có
nhiều uy quyền quá, Thái Tông không có cách nào ngăn được ông ta.
Chiêu
Thánh bị giáng xuống làm công chúa. Công chúa Thuận Thiên, vợ của
Trần
Liễu, được lập làm hoàng hậu. Trần Liễu phẫn uất, liền dấy binh
nổi loạn.
Việc xẩy ra vào tháng giêng năm Bính thân (1236)[1].
Mang nặng tâm tình khổ đau và đối phó với tình trạng căng thẳng
đó, người
con trai hai mươi tuổi kia không thể nào chịu đựng được nữa. Vào
mười giờ
đêm ngày mồng ba tháng Tư năm ấy, vua bỏ ngai vàng ra đi, tìm lên
đỉnh núi
Yên Tử. vua đem theo bảy tám người tùy tùng, đi bằng ngựa. Vua nói
rằng đi
để nghe dự luận dân gian mà biết được lòng dân để bề trị nước.
Sang sông,
đoàn người đi về phía Ðông. Lúc ấy vua mới nói rõ ý định đi tu với
mấy
người tùy tùng và bảo họ ra về. Mọi người đều ngạc nhiên khóc lóc.
Vào
khoảng sáu giờ sáng hôm sau vua đến bến đò Ðại Than ở núi Phả Lại.
Trời đã
sáng, sợ người khác nhận ra, vua liền lấy vạt áo che mặt mà qua
đò, rồi
theo đường tắt mà lên núi. Ðến tối vua vào nghỉ trong chùa Giác
Hạnh, đợi
đến sáng lại đi. Chật vật trèo lội, núi hiểm suối sâu, con ngựa đã
yếu
không thể lên núi nữa, vua phải bỏ ngựa vịn vào tảng đá mà đi.
Khoảng hai
giờ trưa mới đến chân núi Yên Tử. Sáng mai, vua lên thẳng núi và
vào tham
kiến vị đại sa môn chùa Trúc lâm.
“Thấy Trẫm, quốc sư mừng rỡ. Người ung dung bảo trẫm: “Lão tăng ở
chốn sơn
dã đã lâu rồi, xương cứng, mặt gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống
nước
suối, vui cảnh rừng đã quen, lòng nhẹ nhàng như đám mây nổi, cho
nên mới
theo gió mà đến đây. Nay bệ hạ bỏ địa vị nhân chủ mà nghĩ đến cảnh
quê mùa
rừng núi, hẳn là muốn tìm cầu gì ở đây cho nên mới đến, phải
không?” Trẫm
nghe lời thầy hỏi, hai hàng nước mắt ứa ra, liền thưa với thầy
rằng: “Trẫm
còn thơ ấu, đã sớm mất mẹ cha, chơ vơ đứng trên sĩ dân, không có
nơi nương
tựa. Lại nghĩ rằng sự nghiệp đế vương đời trước hưng phế bất
thường, cho
nên trẫm mới vào đây, chỉ muốn cầu thành Phật, chứ chẳng muốn tìm
gì
khác”. Thầy đáp: “Trong núi vốn không có Phật. Phật ở trong tâm
ta. Nếu
tâm lắng và trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác
ngộ được
tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần đi tìm cực
khổ bên
ngoài” (bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam).
Ngày hôm sau, Trần Thủ Ðộ đem các quan lên núi Yên Tử đón vua về
kinh. Vua
nói: “Trẫm còn trẻ tuổi chưa cáng đáng được việc nặng nề, thì phụ
hoàng đã
vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, Trẫm không dám ở ngôi vua nữa
mà làm
nhục xã tắc”. Thủ Ðộ nài nĩ hai ba lần vua vẫn không nghe. Thủ Ðộ
liền bảo
mọi người: “Vua ở đâu thì lập triều ở đó”. Nói xong liền cắm nêu
trong
núi, nói rằng chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là gác Ðoan Minh,
và sai
người xây dựng. Thiền sư Trúc Lâm thấy thế mới tâu vua: “Xin bệ hạ
hãy gấp
về kinh sư, chớ để làm hại đến núi rừng của lão tăng”. Vua bèn về
kinh (Ðại
Việt Sử Ký Toàn Thư).
Thái Tông viết xong bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam: “Thấy Trẫm,
Trần
Công thống thiết nói: Tôi chịu lời ủy thác của tiên quân, phụng sự
nhà vua
trong việc làm chủ thần dân. Nhân dân đang mong bệ hạ như con đỏ
trông đợi
cha mẹ. Huống chi ngày nay các vị cố lão trong triều đều là họ
hàng thân
thích, sĩ thứ trong nước ai nấy đều vui vẽ phục tùng, đến cả đứa
trẻ lên
bảy cũng biết nhà vua là cha mẹ dân. Vả lại Thái Tổ
[2]vừa
mới bỏ tôi đi, hòn đất trên nấm mồ chưa ráo, lời dặn dò bên tai
còn văng
vẳng, thế mà bệ hạ đã lánh vào chốn núi rừng ẩn cư để cầu thỏa lấy
ý riêng
của mình, mà làm vậy thì được, nhưng còn quốc gia xã tắc ra sao?
Nếu để
lời khen suông cho đời sau thì sao bằng lấy thân mình làm người
dẫn đạo
cho thên hạ?” Hệ hạ nếu không nghĩ lại, quần thần chúng tôi cùng
thiên hạ
sẽ xin cùng chết cả trong ngày hôm nay, quyết không trở về”.
“Trẫm nghe thái sư và các quần thần bô lão đều không chịu bỏ trẫm,
cho nên
mới đem lời thái sư mà bạch lại với quốc sư. Quốc sư cầm tay trẫm
mà nói:
Phàm làm đấng minh quân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý
muốn của
mình,và tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ
không
về sao được? Tuy nhiên sự nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng phút
nào
quên.
“Bởi vậy trẫm với mọi người trong triều mới trở về kinh, miễn
cưỡng mà lại
lên ngôi báu. Ròng rã trên 10 năm trời, mỗi khi có cơ hội nước
nhàn rỗi,
trẫm lại tập họp các bậc kỳ đức để học hỏi đạo thiền. Các kinh
điển của
các hệ thống giáo lý chính, không kinh nào là trẫm không nghiên
cứu.
Như vậy là Trần Thái Tông đã tự mình học Phật, tuy thỉnh thoảng có
nhờ đến
sự chỉ giáo của các bậc kỳ dức trong Phật học giới. Các bậc kỳ đức
này là
ai? Ngoài Trúc Lâm quốc sư nhiều năm mới xuống núi thăm một lần,
ta thấy
có các thiền sư Tức Lự, Ứng Thuận và Ðại Ðăng, những người đang
giảng dạy
Phật Giáo tại kinh đô Thăng Long. Ta thấy có thiền sư Thiên Phong
người
Trung Hoa, người mà vua Thái Tông đã mời tới cùng các bậc kỳ đức
trong
nước tại viện Tả Nhai để cùng tham vấn Thiền đạo.
Tuy Ðại Ðăng là người được chính thức đắc pháp với Thiên Phong
nhưng chính
Thái Tông cũng đã được học nhiều của Thiên Phong. Thiên Phong là
người
thuộc thiền phái lâm tế. Thiền học của Trần Thái Tông sau này thấm
nhuần
rất sâu xâ tính chất thiền học Lâm Tế: điều này cho ta thấy ảnh
hưởng của
Thiên Phong nơi Thái Tông. Thái Tông học Phật có thầy và có bạn:
những vị
như Trúc Lâm, Tức Lự là thuộc về bậc thầy, trong khi những vị như
Ðại
Ðăng, Ứng Thuận và Thiên Phong là thuộc về hàng bạn. Sách Trần
Triều
Thiền Tông Bản Hạnh viết:
Hội thiện tri thức lại tham
Ích minh tông chỉ càng thâm lòng thiền
Sư trưởng là đại nhân duyên
Thiện hữu hộ giáo hộ quyền nam mô
Trong số đạo bạn của vua Thái Tông, có một vị thiền sư Trung Hoa
tên là
Ðức Thành từ Trung Hoa sang. Vị thiền sư này nghe nói đến thiền
học của
vua đã đến xin yết kiến. Sách Khóa Hư đã ghi lại một cuộc
đối thoại
của vua và Ðức Thành tại chùa Chân Giáo. Ðức Thành hỏi: “Thế Tôn
chưa rời
khỏi cung Ðâu Suất đã giáng sinh trong vương cung, chưa ra khỏi
mẫu thai
đã hoàn tất sự nghiệp độ sinh. Như thế là nghĩa làm sao?” Vua đáp:
“Khúc
sông nào còn nước thì khúc sông ấy có hình mặt trăng chiếu xuống:
dặm hư
không nào không bị mây che thì dặm hư không ấy lộ màu xanh da
trời” (Thiên
giang hữu thủy thêin giang nguyệt, vạn lý vô vân vạn lý thiên).
Trong bài tựa kinh Kim Cương Tam Muội được in lại trong
sách
Khóa Hư, Trần Thái Tông có nói về sự học của mình như sau:
“Trẫm lo
việc chăn dân, mỗi lúc gian nan thường lăn lóc trong công việc,
quên cả
sớm chiều; công việc thì có hàng vạn thứ mà thì giờ nhàn rỗi không
có được
ban lăm. Siêng công việc, tiếc ngày giờ, trẫm cố học hành thêm chữ
nghĩa
thì chưa biết được bao lăm cho nên ban đêm đến giờ khuya vẫn còn
phải thức
để đọc sách; học sách Nho rồi học kinh Phật”. Thái Tông đã học Như
như một
môn học chính trị và xã hội cần thiết cho sự trị dân, và học Phật
như một
đường hướng siêu thoát cho tâm linh và tình cảm. Là nhà chính
trị,vua có
nhu yếu học Nho. Là người có chiều sâu tâm linh, vua có nhu yếu
học Phật.
Khuynh hướng dung hợp Phật Nho của thời tống sơ do thiền phái Vô
Môn đề
xướng đã ảnh hưởng đến thái độ dung hợp tam giáo của vua. Tư tưởng
Phật và
Thánh (tức Khổng Tử) phân công hợp tác trong các lĩnh vực tâm linh
mà Thái
Tông đã diễn tả trong bài tựa sách Thiền Tông Chi rNam là
kết quả
của thái độ dung hợp ấy, mà cũng là kết quả của cái học uyên bác
của vua
về cả hai hệ thống tư tưởng. Vài ba năm sau khi từ Yên Tử trở về,
tức là
vào khoảng 23 tuổi, Trần Thái Tông có lập viện Tả Nhai và
rủ các
vương hầu ra đó học tập đạo Phật với mình. Những vị kỳ đức mà vua
thỉnh
thoảng mời đến để tham vấn về Thiền học chắc hẵn cũng đã được mời
tới ở
viện Tả Nhai này.
Tác phẩm đầu tay của Thái Tông là cuốn Thiền Tông Chỉ Nam
mà bài
tựa còn được giữ lại trong sách Khóa Hư. Có thể một vài
đoạn trong
Thiền Tông Chỉ Nam cũng đã được trích in trong Khóa Hư;
ta
sẽ có dịp bàn về vấn đề này. Sách Thiền Tông Chỉ Nam được
viết lúc
vua còn trẻ, khoảng từ ba mươi đến ba mươi lăm tuổi (1247-1252).
Trong bài
tựa, vua viết: [Nghe lời quốc sư ]. Trẫm cùng với triều thần về
kinh đô,
miễn cưỡng mà lên ngôi vua. Trong khoảng hơn 10 năm, mỗi khi có cơ
hội
nhàn rỗi, lại triệu tập các bậc kỳ đức để tham vấn đạo thiền. Các
kinh
điển của những hệ thống giáo lý lớn, không kinh nào mà không
nghiên cứu.
Trẫm thường đọc kinh Kim Cương, một hôm đọc đến câu “ưng vô
sở trụ
nhi sinh kỳ tâm”, buông kinh xuống chiêm nghiệm, bổng thoát nhiên
tự ngộ.
Bèn đem chỗ giác ngộ ấy viết thành những lời ca sau đây đặt tên làThiền
Tông Chỉ Nam. cũng vào năm nay, quốc sư [Trúc Lâm} từ Yên Tử
về kinh
sư, trẫm mời ở lại chùa Thắng Nghiêm để mở đầu việc khắc bản bắt
đầu in
kinh điển. Trẫm đã đem tác phẩm này cho thầy xem. Thầy xem xong và
khen
tới balần. Ngài nói: Tâm của chư Phật ở cả trong này. Sao không
khắc in ra
để chỉ bày cho kẻ hậu học? Trẫm nghe lời ấy, bèn bảo thợ viết
thành chữ
Khải và truyền cho đêm in; ý trẫm không chỉ để góp phần vào
việc khai
thị hậu thế mà còn muốn tiếp tục làm cho sự nghiệp của thánh nhân
đời
trước càng thêm rộng lớn. Do đó tự viết lời tựa này”.
Thái Tông ở cương vị 32 năm, sau đó vua nhường chỗ cho con là Trần
Thánh
Tông và làm thái thượng hoàng, ngự ở cung Thiên Trường. Chắn hẵn
là sau
khi nhường ngôi, vua lại có thêm nhiều thì giờ hơn để học Phật.
Vua mất
năm 60 tuổi, nghĩa là làm Thái thượng hoàng tới 20 năm. Những tác
phẩm
viết trong thời gian này còn chín chắn hơn Thiền Tông Chỉ Nam
mà
hồi viết vua chỉ mới trên 30 tuổi. Sau đây ta hãy thử liệt kê
những tác
phẩm của vua:
1) Thiền Tông Chỉ Nam
2) Kim Cương Tam Muội Kinh Chú Giải
3) Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi
4) Bình Ðẳng Lễ Sám Văn
5) Khóa Hư Lục
6) Thi Tập
Thiền Tông Chỉ Nam - Tác phẩm này không còn, hoặc giả còn
thì chỉ
còn một phần, không nguyên vẹn. Bài tựa của tác phẩm còn được in
lại trong
sách Khóa Hư Lục. Theo bài tựa này, tác phẩm là những lời
ca (“bèn
đem chỗ sở ngộ viết thành những bài ca sau đây, đặt tên là Thiền
Tông
Chỉ Nam”). Vậy thì thể tài của Thiền Tông Chỉ Nam có
thể giống
như thể tài của Chứng Ðạo Ca, trong hình thái thi ca hoặc
ít nhất
là trong văn biền ngẫu phối hợp với thi ca. Nội dung quyết phải là
Thiền,
không thể là những bài như bài “Giới sát sinh văn” trong sách Khóa
Hư
còn được giữ lại một ít đoạn văn của Thiền Tông Chỉ Nam. Ta
sẽ trở
lại vấn đề nội dung sách Thiền Tông chỉ Nam sau khi phân
tích
Khóa hư Lục.
Kim Cương Tam Muội Chú Giải - Tác phẩm này cũng không còn.
Chỉ có
bài tựa còn được in lại trong sách Khóa Hư Lục. Trong bài
tựa này,
vua nói mỗi lần đọc đến kinh Kim Cương Tam Muội là trong
lòng phát
sinh trăm mối cảm hứng, do đó đã “đem hết ruột gan để làm lời chú
giải”.
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi - Ðây là một nghi thức sám hối
chia làm
sáu phần, mỗi phần dành cho một thời gian trong ngày, mỗi ngày sáu
thì.
Toàn văn, kể cả bài tựa, còn giữ lại nguyên vẹn trong sách Khóa
Hư Lục.
Bình Ðẳng Lễ Sám Văn - Ðây cũng là một nghi thức sám hối,
nhưng
nghi thức này đã mất; duy bài tựa còn được giữ lại trong sách Khóa
Hư
Lục. Theo đề tài của tác phẩm và dựa trên bài tựa, ta biết
rằng nghi
thức này có nhiều triết học thâm sâu hơn nghi thức Lục Thì Sám
Hối Khoa
Nghi.
Thái Tông Thi Tập - Tập thưo này cũng không còn. Chỉ có một
vài bài
được giữ lại, như bài Tống Bắc Sứ Trương Hiển Khanh và bài Gửi
Vị Tăng Già Ðức Sơn Ở Am Thanh Phong.
Khóa Hư Lục - Có hai người đã nghĩ rằng Khóa Hư Lục
là của
Trần Nhân Tông mà không phải của Trần Nhân Tông. Ðó là Thiều Chữu,
người
dịch Khóa Hư Lục đăng trong báo Ðuốc Tuệ và Trần Văn
Giáp,
tác giả Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam. Trần Văn Giáp
không viện
chứng cớ, còn Thiều Chửu nói rằng chính vua Nhân Tông trốn lên Yên
Tử (sử
có chép) và chính Trần Hưng Ðạo lên Yên Tử mời Nhân Tông về. Thực
ra Nhân
Tông hồi 16 tuổi cũng từng trốn lên Yên Tử, bởi muốn nhường cho em
địa vị
hoàng thái tử mà mình không ưa thích. Nhưng sự việc vua Thái Tông
lên bỏ
Yên Tử năm 1236 được ghi chép rõ ràng trong quốc sử, và người lên
Yên Tử
triệu vua về là Trần Thủ Ðộ, chú của Thái Tông (“thúc phụ Trần
Công”). Có
lẽ Thiều Chữu nghĩ rằng chú của Trần Nhân Tông là Trần Hưng Ðạo,
thì “thúc
phụ Trần Công” đây phải là Trần Hưng Ðạo. Ông quên rằng Trần Thủ
Ðộ cũng
chính là chú của Thái Tông và Trần Thủ Ðộ đều nhắc tới Thái Tổ tức
là Trần
Thừa. Có lẽ Thiều Chữu nghĩ rằng Trần Thừa chưa bao giờ làm vua
thì không
thể được gọi là Thái Tổ. Thực ra khi Thái Tông lên ngôi, Trần Thừa
đã được
tôn làm thượng hoàng.
Dù sao đi nữa việc Thái Tông bỏ lên Yên Tử và Trần Thủ Ðộ lên núi
triệu về
đã được chép rõ ràng trong các sách như Ðại Việt Sử Ký Toàn
Thư, Khâm
Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên và Việt Sử
Tiêu Án.
Chính trong bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam, Thái Tông viết
là vua
lên núi Yên Tử vào năm Bính Thân, tức là năm Thiên Ứng Chính Bình
thứ năm.
Cũng tức là năm 1236.
Như vậy không còn có lý do gì nữa để ta nghĩ rằng đây là việc liên
hệ đời
Trần Nhân Tông.
Sau đây là nội dung của sách Khóa Hư Lục do Hội Phật Giáo
Bắc Kỳ
ấn hành tại Hà Nội năm 1943 dưới sự bảo trợ của trường Viễn Ðông
Bác Cổ:
Quyền Thượng:
Tứ Sơn
Phổ Thuyết Sắc Thân
Khuyến Phát Tâm Văn
Giới Sát Sinh Văn
Giới Thâu Ðạo Văn
Giới Sắc Văn
Giới Vọng Ngữ Van
Giới Tửu Văn
Giới Ðịnh Tuệ Luận
Thụ Giới Luận
Niệm Phật Luận
Tọa Thiền Luận
Tuệ Giáo Giám Luận
Thiền Tông Chỉ Nam Tự
Kim Cương Tam Muội Kinh Tự
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi Tự
Bình Ðẳng Lễ Sám Văn Tự
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ
Ngữ Lục Vấn Ðáp Môn Hạ
Niệm Tụng Kệ
Quyền hạ:
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi
Chữ Khóa (trong Khóa hư) có nghĩa là hành trì học
tập. Chữ
Hư có nghĩa là với thái độ không cố chấp vào hình thức giáo
điều.
Như yếu của Khóa là sự siêng năng thực tập thiền học không
để cho
thời gian luống qua: nhu yếu của Hư là thái độ phá chấp tự
do không
kẹt vào khái niệm và hình thức. Hai nhu yếu tổng hợp lại thành
tinh thần
thực tiễn và khai phóng của đạo Phật: thực hiện một cách tinh tiến
đạo lý
giác ngộ trong tinh thần phá chấp tự do và vô niệm. Ðiều này được
thấy rõ
trong đoạn văn sau đây trích từ bài Phổ Thuyết Sắc Thân:
“Nếu chưa đạt được tâm Phật và ý Tổ thì trước hết hãy trì gới,
niệm kinh.
Ðến khi đạt tới trình độ Phật cũng không mà Tổ cũng không thì còn
giới nào
cần trì, kinh nào cần niệm? Lúc đó thì dù cư trú trong thế giới ảo
sắc mà
thật ra đã là cư trú trong thế giới chân sắc, ở trong phàm thân mà
thực đã
ở trong pháp thân”.
Trong ý hướng dẫn đạo sự tu hành thực tiễn ấy, Thái Tông thu góp
một số
bài vở mình đã viết liên hệ tới sự hướng dẫn thực hành và đặt cho
chúng
cái tên là Khóa Hư. Trước hết là hai bài Tứ Sơn và Phổ
Thuyết Sắc Thân nhằm mục đích diễn tả tính cách vô thường, khổ
và vô
ngã của thực tại để gợi ý tỉnh thức. Tiếp đó là bài Khuyến Phát
Tâm
Văn, đề nghị người đọc phát tâm quyết chí tu tập đạo giải
thoát. Rồi
đến năm bài văn về sự giữ gìn năm giới luật căn bản của người Phật
tử;
Không sát sinh, không thâu đạo, không tà dâm, không vọng ngữ và
không say
rượu. Ðây là khởi điểm thực tế của sự hành đạo, không phải là lý
thuyết
suông. Tiếp đến là những bài nói về phương pháp tu thiền.
Giới Ðịnh Tuệ Luận: trình tự thực hiện tuệ giác.
Thụ Giới Luận: sự cần thiết của sự nhận giữ giới luật
Niệm Phật Luận: phương pháp giản dị nhất để khởi chính niệm
và diệt
trừ tam nghiệp tham sân si.
Tọa Thiền Luận: nguyên tắc ngồi thiền
Tuệ Giáo Giám Luận: về liên hệ giữa định và tuệ.
Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi: sáu nghi thức sám hối áp dụng
sáu lần
trong ngày nhằm mục đích thanh lọc tâm lý.
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ: lời gợi ý về một đề tài
thiền định
trong sách Bàn Sơn Thùy Ngữ: “Một con đường hướng thượng,
ngàn
thánh không truyền”.
Ngữ Lục Vấn Ðáp Môn Hạ: những lời Thái Tông trao đổi với
các môn
đệ, do môn đệ ghi chép lại.
Niêm Tụng Kệ: 43 công án thiền, do Thái Tông nêu cử, gợi ý
và làm
lời kệ tụng. Chính trong ba mục cuối vằ kể mà ta thấy được trình
độ đạt
thiền của Trần Thái Tông.
Ngoài ra sách Khóa Hư Lục còn in lại những bài tựa của ba
cuốn sách
do Thái Tông viết: đó là bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam, bài
tựa
sách Kim Cương Tam muội Kinh Chú Giải, bài tựa sách Bình
Ðẳng Lễ
Sám Văn. Những bài tựa này được in trong Khóa Hư chung
với các
tiểu luận về thiền. Ðiều này cũng dễ hiểu bởi nội dung bài này
cũng liên
hệ tới việc hành thiền.
Trong bản in của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ năm 1943, có một lời tiểu
dẫn cho
biết rằng trước kia có một ấn bản ở chùa Ðống Cao tỉnh Bắc Ninh,
nhưng bản
này không có các mục từ “Giới Sát Sinh Văn” đến “Niêm Tụng kệ”;
sau đó có
một vị tăng ở chùa Quất Tụ, huyện Yên Thế, đã theo bản in của
thiền sư
Thích Tuệ Hiền ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử và tạo thành bản in năm
Ðinh mão
(1850, Tự Ðức tam niên) (*), trong đó có cá bài từ
“Giới Sát
Sinh Văn” đến “Niêm Tụng kệ”.
(*)
Thực ra đây chỉ là bản in năm Ðinh
Mão, Tự
Ðức năm thứ 21 (1867). Xin xem thêm Thơ văn Lý-Trần tập I,
phần
“Khảo luận văn bản”; Nxb Kho học xã hội, Hà Nội, 1997; tr. 109 (N.H.C.)
Các bản AB. 268, A. 1531, A. 1426 và AB. 367 của Thư Viện Khoa
Học Xã
Hội ở Hà Nội đều chỉ có các mục Tứ Sơn, Phổ Thuyết Sắc
Thân, Phổ
Khuyến Phát Bồ Ðề Tam Văn và Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi,
nghiã
là tương tự như ấn bản chùa Ðống Cao mà bài tiểu dẫn nói trên miêu
tả. Một
điều đáng chú ý là trong các bản lưu tại Thư Viện Khoa Học Xã Hội
Hà Nội,
có một bản chép tay chép lại một bản in năm 1631. Bản này có mang
lời tựa
của thiền sư Huệ Duyên chùa Sùng Quang, huyện Giao Thủy, phủ Thiên
Trường
viết ngày rằm tháng Mười một năm Tân mùi, niên hiệu Long Ðức thứ
ba
(1631). Sách này cũng mang theo lời dịch và giảng nghĩa bằng chữ
Nôm của
thiền sư Thận Trai, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh tự làVô Dật, viết vào
khoảng đầu
thế kỷ thứ mười bảy (*).
(*)
Xem thêm Trần Thị Băng Thanh: Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản
thơ văn
Lý-Trần, Tạp chí Văn học, số 5-1972 (N.H.C.).
Ta không biết bản in của thiền sư Thích Tuệ Hiền ở chùa Hoa yên
núi Yên Tử
được thực hiện vào năm nào, chỉ biết bản in của Hội Phật Giáo Bắc
Kỳ năm
1943 đã căn cứ trên bản in của chùa Quất Tụ năm 1850, mà bản chùa
Quất Tụ
đã căn cứ trên bản chùa Hoa Yên. Xét về nội dung, ta thấy những
bài như
bài tựa Kim Cương Tam Muội Kinh Chú Giải, bài tựa Thiền
Tông Chỉ
Nam, Ngữ Lục Vấn Ðáp Môn Hạ, Niêm Tụng Kệ, Phổ Thuyết Hướng Thượng
Nhất Lộ
đều có mang khí sắc Trần Thái Tông một cách rõ rệt. Những lời trao
đổi
giữa Thái Tông với các môn đệ (Ngữ Lục Vấn Ðáp Môn Hạ) cũng
thấy có
in trong sách Thánh Ðăng Lục.
Ðọc kỹ toàn thể văn Khóa Hư Lục ta thấy rõ sách này chỉ là
tuyển
tập nhiều đoạn văn được sáng tác vào những thời gian khác nhau,
chứ không
phải là một tác phẩm được viết ra dưới một chủ đề duy nhất. Cái
danh từ
Khóa Hư dùng để làm đầu đề cho tuyển tập cũng gợi ý ấy. So
sánh về nội
dung, ta thấy tư tưởng của bài Tứ Sơn thật khác xa với tư
tưởng
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ hay tư tưởng Bình Ðẳng Lễ
Sám Văn
Tự. Tư tưởng bài Tứ Sơn cũng như tư tưởng trong bài tựa
Thiền Tông Chỉ Nam còn mang nhiều dấu vết tổng hợp tư tưởng
Phật Nho,
chú trọng nhiều về hình thái văn từ hơn nội dung Thiền học. Tư
tưởng
Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ và Niệm Tụng kệ chẳng
hạn chứng
tỏ một kiến thức thâm sâu và thuần túy về Thiền, như là các bài
này đã
được viết hai mươi năm sau bài Tứ Sơn và Phổ Khuyến Phát
Bồ Ðề
Tâm Văn. Các bài Niệm Phật Luận, Tọa Thiền Luận và Tuệ
Giáo
Giám Luận với giọng văn đơn giản đi thẳng vào đề tại thực tế
chắc chắn
cũng thuộc về một số những sáng tác đi sau Tứ Sơn. Về khoa
nghi sám
hối, chắc chắn Bình Ðẳng Sám Hối Khoa Nghi, trong đó ý niệm
sám hối
được tạo dựng trên căn bản triết học pháp tính vô tính, chắc
chắn
cũng được sáng tác sau Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi.
Căn cứ trên những nhận xét ấy ta có thể nói rằng những đề mục sau
đây
trong Khóa Hư Lục đã được sáng tác trong buổi đầu, và có
thể là đã
được trích ra từ sách Thiền Tông Chỉ Nam.
Tứ Sơn: bốn bài thơ nói về bốn ngọn núi tượng trưng cho
sinh, lão,
bệnh, tử và những lời tựa cho bốn bài thơ ấy.
Các lời tựa này viết theo thể văn biền ngẫu, rất nhiều hình ảnh
thi ca.
chú trọng đến tính cách vô thường, khổ và vô ngã của thực tại.
Phổ Thuyết Sắc Thân: Nói về sinh mệnh con người cũng là văn
biền
ngẫu, có nhiều giá trị thi ca, và cũng nhấn mạnh đến tính cách vô
thường
và khổ đau của hiện hữu.
Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm Văn: cùng lối văn biền ngẫu, cũng
nói về
vô thường, vô ngã của thực tại và khuyên người phát tâm tu đạo.
Các bài Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ và Niêm Tụng Kệ
tuy
cũng có nội dung hướng dẫn sự thực hành Thiền học nhưng tư tưởng
già dặn
và thuần túy về Thiền của chúng cho ta thấy chúng không thể nằm
trong
Thiền Tông Chỉ Nam chung với những bài như ba bài trên được.
Ta cũng
có thể nói rằng Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi đã được sáng tác
sau
Thiền Tông Chỉ Nam không lâu: Thái Tông rất chú trọng về việc
sám hối,
đã sáng tác khoa nghi này để tự mình sử dụng và sau đó lưu hành
cho người
khác sử dụng. Việc Thái Tông bị ép cưới vợ đã có mang của anh
ruột, theo
tiêu chuẩn luân lý Khổng Mạnh đã được chính Thái Tông cho như là
“thương
luân bại lý” cùng việc phải chấp nhận điều Trần Thủ Ðộ ép làm
trong mục
đích trừng trị, chinh phạt... chắc góp phần trong ý hướng sám hối
của vua.
Nhân đây ta cũng nên nói về tác phẩm Thánh Ðăng Lục, một
tài liệu
có liên hệ tới Trần Thái Tông. Ấn bản mà ta hiện có là ấn bản năm
1750 do
một vị đệ tử của hòa thượng Chân Nguyên thực hiện năm 1750. Vị đệ
tử này
tên là Tính Lãng ; theo bài tựa trùng ấn, ông nói rằng năm 1705
thầy của
ông là hòa thượng Chân Nguyên tức Tuệ Ðăng đã có in một lần rồi;
nay bản
gỗ đã thất lạc, ông muốn thực hiện một bản in khác. Cũng theo bài
tựa này
(mà người viết là Tính Quảng ở chùa Thiền Phong núi Tử Sầm) thì
bản của
hòa thượng Chân Nguyên in lại theo bản của thiền sư Chân Nghiêm
chùa Sùng
Quang (xã Xuân Lan, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) vốn đã được
thực hiện
hai trăm năm trước đó, tức là vào giữa khoảng thế kỷ thứ mười sáu.
Thánh Ðăng Lục ghi chép về sự nghiệp tu học của năm ông vua
đời Trần;
Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông. Cùng với
các sách
Thuyền Uyển Tập Anh, Tam Tổ Thực Lục, Tuệ Trung Thượng
Sĩ Ngữ
Lục, sách Thánh Ðăng Lục cũng là một tài liệu được biên
chép
theo phương pháp và truyền thống thiền môn. Bốn tác phẩm này có
rất nhiều
sử liệu chính xác và giá trị có thể bổ túc những chỗ thiếu sót và
sửa chữa
những điểm sai lầm trong các bộ quốc sử và trong các tác phẩm văn
hóa như
Việt Âm Thi Tập và Toàn Việt Thi Lục. Sở dĩ các tác
phẩm này
có được những giá trị đó cũng là nhờ chúng được bảo tồn trong các
chùa,
nhất là các chùa trên núi, như chùa Yên Tử, nơi binh hỏa tương đối
đã tàn
phá ít và cũng nhờ ở sự kiện ở thiền môn ít ai nghĩ tới việc sửa
chữa tài
liệu trong các bộ ngữ lục theo ý hướng chính trị của mình. Tam
Tổ Thực
Lục chẳng hạn, trong phần nói về Nhân Tông, đã kể đến những
công việc
của Nhân Tông làm trong thời gian xuất gia và ghi rõ ngày, tháng,
năm, với
những chi tiết rất có ích cho việc kiểm điểm sử liệu.
Hòa thượng Chân Nguyên tức Tuệ Ðăng người san định Thánh Ðăng
Lục
năm 1705 cũng là tác giả Yên Tử Sơn Trúc Lâm Trần Triều Thiền
Tông Bản
Hạnh, mà chúng tôi đã từng nhắc đến bằng tên tắt Trần Triều
Thiền
Tông Bản Hạnh. Ðây là một tác phẩm chữ Nôm, trong đó tác giả
nói nhiều
về vua Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông. Tác phẩm này chắc
chắn là đã
dùng nhiều tài liệu của Thánh Ðăng Lục. Tác phẩm có nói đến
nói
chuyện của vua Thái Tông với Tống Ðức Thành và nhắc lại một số
Thiền ngữ
của vua. Tất cả những chi tiết này chứng minh các mục Ngữ Lục
Vân Ðáp
Môn Hạ và Niêm Tụng Kệ trong Khóa Hư Lục là
chính tác
phẩm của Thái Tông. Ấn bản còn lại là ấn bản năm 1745 do một ni cô
tên
Diệu Thuần chùa Liên Hoa ở kinh thành Thăng Long thực hiện theo
lời phú
chúc của bổn sư cô là thiền sư Liễu Viên. Hiện giáo sư Hoàng Xuân
Hãn có
được bản in rất đẹp này, mà trong đó ta còn thấy một bài phú bằng
chữ Nôm
(Cư Trần Lạc Ðạo Phú) và một bài ca (Ðắc Thú Lâm Tuyền
Thành Ðạo
Ca) của vua Trần Nhân Tông, và bài phú Vịnh Hoa Yên Tự
của
thiền sư Huyên Quang, tổ thứ ba phái Trúc Lâm, người truyền thừa
thứ tám
của truyền thống Yên Tử. Sách Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh
được
viết vào những n ăm cuối thế kỷ thứ mười bảy.
Toàn bộ sáng tác của Thái Tông mang tính chất nhu yếu của một tâm
hòn muốn
luôn luôn tự đánh thức mình dậy trong cuộc đời, không để rơi và
tình trạng
sống say chết mộng. Có người nói những hình ảnh sinh, lão, bệnh,
tử, vô
thường, vô ngã và bất tịnh mà Thái Tông đưa ra trong các tác phẩm Tứ
Sơn, Phổ Thuyết Sắc Thân và Phổ Khuyết Phát Bồ Ðề Tâm
chứng tỏ
ông có một thái độ bi quan, yếm thế đối với cuộc đời. Ðiều này
không đúng.
Khi ta nhìn vào cuộc đời Thái Tông ta thấy vua không bi quan, yếm
thế;
trái lại vua rất tich cực trong việc dựng nước trị dân và nắm lấy
chủ
quyền hành động trong tay khi đã đến tuổi trưởng thành. Khi ta đọc
những
tác phẩm của vau, ta cũng thấy một niềm thao thức muốn thực hiện
một cái
gì có giá trị vĩnh cửu; đó là sự ngộ đạo. Vua không phải là một
người tâm
thwongf chỉ muốn hưởng thụ những lạc thú cuộc đời, những lạc thú
có thể
nằm trong tầm tay của một người như vua. Trái lại, vua muốn vươn
tới, và
tự nhủ đừng tự đánh mất mình trong những thế giới hình sắc, thanh
âm,
hương vị, và cảm xúc của hưởng thụ. Bốn bài kệ Tứ Sơn là
một sự
thức tỉnh thực sự về tính cách vô thường của một đời người. Tứ sơn
là bốn
ngọn núi sinh, lão, bệnh và tử, tức là bốn cửa ải của đời người.
Ðánh mất
một đời người trong lãng quên và trong thanh sắc để rốt cuộc không
còn cơ
hộ tìm ra nguồn cội quê hương mình là một điều đáng tiếc. Vua viết
trong
bài kệ thứ nhất.
Lưỡi vướng vị ngon, tai vướng tiếng
Mắt theo hình sắc, mũi theo hương
Lênh đênh làm khách phong trần mãi
Ngày hết, quê xa vạn dặm đường[3].
Một đời người qua suông như thế thật là uổng phí. Hình ảnh mà Thái
Tông
dùng để diễn tả sự chấm dứt của một cuộc đời lãng phí là một hình
ảnh kỳ
tuyệt có giá trị đánh thức rất thần diệu. Ðó là hình ảnh trăng
khuya lặn
trên một dòng sông yên tĩnh sau một trận bão tố khủng khiếp, trong
đó tác
giả thây một ngư ông say khước để thuyền tự do vượt sóng qua sông:
Một trận cuồng phong dậy đất bằng
Ngư ông say khướt thả thuyền ngang
Bốn phương mây kéo mầu đen kịt
Một giải sông reo sóng dậy tràn
Sầm sập tóe tung mưa xối xả
Ỳ ầm chuyển vận sấm oang vang
Phút giây bụi cuốn chân trời tạnh.
Canh vắng, dòng sông bóng nguỵêt tàn
[4].
Hiện tại, trong cảnh đêm khuya trăng lặn bên dòng sông, hình ảnh
ngư ông
say khướt với chiếc thuyền trôi trong giông tố mà ta thấy trước đó
mấy
phút hình như đã là một ảo ảnh: tất cả sẽ tan biến, chỉ còn lại
dòng sông
và bóng nguyệt. Về cái chết, Thái Tông viết trong bài Phổ
Thuyết Sắc
Thân: “Khi xưa tóc mượt má hồng, ngay nay tro xanh xương
trắng. Khi
mưa lệ tưới mây ảm đạm, lúc gió sầu lay nguyệt mơ màng. Canh tàn
thì quỷ
khóc thần sầu, năm muộn thì trâu dày ngựa đạp. Ðom đóm lập lòe
trong cỏ
biếc, côn trùng rền rỉ ngọn đương trơ. Bia đá một nửa phủ rêu
xanh, tiều
mục đạp ngang thành lối tắt...”
Về tính cách bất tịnh và vô thường của thân người, Thái Tông viết
trong
Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm: “Công danh cái thế, chẳng qua một
giấc mộng
dài; phú quý kinh người, khó tránh “vô thường” hai chữ. Tranh nhân
chấp
ngã, rốt cuộc là không; khoe giỏi khoe hay rốt cùng chẳng thực. Tứ
đại rã
rời thôi già trẻ; núi khe mòn mỏi hết anh hùng. Tóc xanh chưa thấy
mà mầu
bạc đã pha. Kẻ mừng mới đi mà người điếu đã tới. Một bao máu mủ,
bao năm
khổ luyến ân tình; bảy thước xương khô, mặc sức tham xan tiền của.
Thở ra
không hẹn thở vào; ngày nay không tin ngày kế. Trôi nổi sông yêu
giờ nào
nghỉ, nấu ung nhà cháy biết bao thôi?”
Tinh thần thao thức cảnh giác nàybàng bạc trong suốt nghi thức Lục
Thì
Sám Hối Khoa Nghi vốn là một phương tiện cảnh tỉnh tâm hồn,
không hơn
không kém. Sự cảnh tỉnh này được thực hiện trong mọi mặt (mắt,
tai, mũi,
lưỡi, thân, và ý) và vào mọi lúc trong ngày (tang tảng sáng, buổi
trưa,
buổi chiều, buổi nhá nhem, buổi tối, buổi quá nửa đêm).
Tự nhắc nhở về tính chất vô thường, bất tịnh và hư giả của cuộc
đời không
phải là để buồn nản buông xuôi mà là để dốc lòng tinh chuyên thực
hiện sự
đạt ngộ. Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi đã được vua chế ngự để
thực hành
sám hối một ngày sáu lần, có lẽ trong những ngày ít bận rộn việc
triều
chính và có lẽ ở chùa Phổ Minh hay Chân Giáo. Khoa Nghi chia làm
sáu phần,
để thực hành sáu lần trong ngày. Mỗi lần lâu vào khoảng 20 phút.
Nghi thức
gây tác động cảnh giác rất cao và rất tha thiết: sám hối ở đây
không phải
là xin tội với Phật mà là gạn lọc tỉnh thức tự tâm. Vào thế kỷ thứ
sáu vua
Lương Vũ Ðế bên Tàu cũng có ngự chế một nghi thức sám hối tên là Từ
Bi
Ðạo Tràng Sám Pháp, mười cuốn, nhưng là để nhờ các vị tăng sám
hối cho
bà hoàng hậu đã vì sân si mà nhảy xuống giếng chết để sau này trở
thành
một con độc long. Nghi thức này được gọi là Lương Hoàng Sám,
người
ta nói rằng sau khi các vị tăng sám hối xong thì hoàng hậu được
siêu thăng
về và báo mộng cho vua hay. Trong trường hợp Thái Tông. Vua không
ngự chế
sám pháp để xin tội cho ai khác. Chắc hẳn những hành động của Trần
Thủ Ðộ
như ép Lý Huệ Tông tự tử, giết tôn thất nhà Lý, giết hết binh sĩ
theo Trần
Liễu làm loạn sông Cái, ép vua lấy chị dâu có mang... đã đè nặng
trên tâm
tư của Thái Tông, và những khổ đau này có dự phần vào động cơ sáng
tác
sáng pháp. Nhưng các tội lỗi trên, Thái Tông không nghĩ là của
riêng Trần
Thủ Ðộ mà là tội lỗi của gia đình và dòng họ, là tội lỗi của chính
mình.
Tuy vậy, suốt sáu nghi thức sám hối ta thấy nhu cầu sám pháp thì
ít mà nhu
yếu thức tỉnh và tinh chuyên thì nhiều. Sám pháp ở đây được thực
dụng như
một phương tiện yểm trợ thiền định, gạn lọc nội tâm, tạo nên trạng
thái
thao thức của sự cảnh giác.
Mỗi nghi thức bắt đầu bằng một bài kệ cảnh giác, rồi đến lễ dâng
hương,
một bài kệ dâng hương, một bài kệ dâng hoa, một bài trần bạch có
tác dụng
cảnh sách, một lời sám hối, một bài kệ khuyến thỉnh, một bài kệ
tùy hỷ,
một bài kệ hồi hướng, một bài kệ phát nguyện, và cuối cùng là một
bài vô
thường. Văn cú rất diễm lệ, hình ảnh rất phong phú, tư tưởng rất
sâu sắc.
Sáu nghi thức là sáu hòn bích ngọc. Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi
của
Trần Thái Tông là một sám pháp gọn gàng, thực tiễn và đẹp đẽ, so
với nghi
thức Từ Bi Thủy Sám đã không thể thua mà còn có thể đẹp đẽ hơn và
thực
dụng hơn. Không biết tại sao ở các thiền đường xứ ta sám pháp các
vua Trần
Thái Tông lại được ít người sử dụng trong khi các sám pháp Lương
Hoàng,
Dược Sư, Thủy Sám lại rất phổ thông. Ta hãy đọc một đoạn về nghi
thức buổi
sáng để thấy giá trị tư tưởng và văn chương của Lục Thì Sám Hối
Khoa
Nghi:
Bài kệ cảnh sách giờ Dần
Ánh dương vừa mới hé
Mặt đất tối rạng dần
Ý xôn xao trỗi dậy
Hình tranh nhau phân vân
Ðừng ôm xác chét nữa
Ngửng đầu lên thiền chân:
Siêng năng trong sáu niệm
Mới khế ngộ cơ thần.
Lễ chúc hương buổi sớm
“Phục dĩ: bóng thỏ về Tây, vầng ô đã rạng: nơi chiếu Phạn, họp
muôn dòng
Thanh Tịnh; trên cõi Không, lễ các bậc Thánh Hiền. Muốn gửi tin
bằng gỗ
chiên đàn; phải kính đốt xông loài hương báu. Hương này, trông từ
rừng
Giới Luật, tưới bằng nước Thiền Na; chặt trong vườn Trí Tuệ, đẽo
bằng đao
Giải Thoát. Hương không dùng rìu búa sức người mà hình thể từ
nhiên nhiên
tự kết. Ðốt nén bảo hương Tri Kiến; kết thành đài mây Quang Minh.
Lúc
hương xông khắp chốn thơm tho; nơi khói tỏa đầy trời ngào ngạt.
Na;y nhân
buổi sớm, đốt hương cúng dường”.
Bài kệ dâng hương
Ngào ngạt trầm hương rừng chính định
Chiên đàn vườn tuệ đã vun trồng
Giới đao đẽo gọt nên hình núi
Ðốt tại lò Tâm để hiến dâng
Bài kệ dâng hoa
Hoa nở sáng ngời trên đất tâm
Hoa tiên rải xuống chẳng thơm bằng
Hái dâng từng đóa lên chư Phật
Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rung
Tính cách cảnh giác và khích lệ hành động trong khoa nghi Lục
Thì Sám
Hối cũng thấy trong các bài Tứ Sơn, Phổ Thuyết Sắc
Thân
và Phổ Khuyến Phát Bồ Ðề Tâm. Trong bài Phổ Thuyết Sắc
Thân,
Thái Tông nói đến cơ hội quý báu của người được mang thân người
đầy đủ sáu
căn, được sinh nơi có văn hóa, và khuyên nên tinh tiến hành đạo:
“Nếu đã
là con mắt sáng, kíp nên phản tỉnh hồi quang; cất mình vượt khỏi
hố sinh
tử, giang tay xé toạt lưới ái ân; nam cũng vậy, nữ cũng vậy, đều
có thể
tu; trí cũng thế, ngu cũng thế, đều là có dịp. Nếu chưa đạt được
tâm Phật
ý Tổ, thì trước hãy nương vào phép trì giới niệm kinh. Kíp đến khi
đạt
được trình độ Phật cũng không mà Tổ cũng không thì còn giới nào
trì kinh
nào niệm? Ở nơi ảo sắc mà cũng như ở nơi chân sắc; an trú trong
phàm thân
mà cũng là an trú trong pháp thân. Phá lục tặc làm nên lục thần
thông;
rong chơi trên biển bát khổ như trên biển tự tại”. Trong bài Phổ
Khuyến
Phát Bồ Ðề Tâm, vua viết: “Nếu có thể phản chiếu hồi quang thì
ai ai
cũng có thể Kiến Tính thành Phật. Hơn nữa thân người dễ mất, pháp
Phật khó
được tương phùng, nếu muốn siêu thoát dòng lục đạo thì chỉ có một
đoạn
Nhất Thừa là con đường tắt. Phải tìm Chính kiến, đừng tin tà sư;
ngộ xong
thì mới thật bước vào, hành được thì mới hay thoát tục. Chân bước
lên đất
đai thực tại, đầu đội dưới khung trời Thái Hư. Khi sử dụng thì vạn
cảnh
phô bày; khi buông thả thì mảy trần không vướng. Vượt đến chốn
không liên
quan sinh tử; ngộ đến cơ mà quỷ thần không lường. Hoặc phàm hoặc
thánh đều
vẫn đi một con đường; dù ghét dù thương đều thở chung một lỗ mũi”.
Vua Trần Thái Tông là một người có cảm xúc bén nhạy. Vua nhìn sự
vật một
cách sâu sắc. Lời nói của Trúc Lâm quốc sư về bổn phận của người
chịu
trách nhiệm giữ dân in dâu vào tâm não vua như một lời phán quyết
của định
mệnh
[5],
vua chấp nhận và tuân phục, nhưng vua quyết không chịu đóng vai
trò thụ
động của thời thế; vua muốn sống cuộc sống của chính mình. Không
ai tuyên
truyền, nhối sọ vua về đạo Phật. Chính vua tự tìm học Phật theo
lời khuyên
nhủ theo nhủ quốc sư Trúc Lâm. Ngôi báu, đối với vua, không còn là
một đối
tượng thèm khát, ước ao mà chỉ là một gánh nặng không thể gánh.
Cho nên
Thái Tông đã không ngồi trên ngôi để thưởng thức phú quý quyền
hành, đắm
chìm trong thanh sắc. Trái lại, vua luôn luôn tự mình thức tỉnh
mình,
không muốn tự đánh mất trong cuộc sống vô tâm hưởng thụ. Khi quốc
gia cần,
vua cũng tự thân chiến đấu can đảm vào sinh ra tử, đi trước ba
quân. Nhưng
khi gà mới gáy sáng, vua đã giật mình trỗi dậy, không muốn chôn
lâu trong
giấc ngủ nơi giường êm nệm ấm. Vua đã thành đạt không những trong
sự
nghiệp nuôi dân, bảo vệ hòa bình, mà còn trong sự nghiệp đạo học
và tu đạo
nữa. Chính tinh thần cảnh giác và cầu tiến đã giúp vua thành đạt
sự
nghiệp.
Thái Tông nói trong bài Tọa Thiền Luận: “Người học đạo cốt
mong
kiến tính (thấy được bản tính mình)”. Theo vua Tính là đối
tượng
của sự tu chứng đạo và là nền tảng của hiện hữu. “Tính là tâm ta,
cái Tâm
mà Trúc Lâm quốc sư nói là Phật: “Phật không ở trong núi; Phật ở
trong tâm
người. Tâm tĩnh lặng mà phát sinh trí giác đó mới chính là Phật”.
Ðó là
bản tính cũng là chân tâm. Trong bài tựa sách Kim Cương Tam
Muội Kinh
Chú Giải, vua viết: “Bản tính huyền ngưng, chân tâm trạm tịch,
dứt
tuyệt ý niệm về tròn khuyết; nếu không phải do thánh trí thì không
tìm
được đến giếng mối của nó; nó không hợp, không tan, không còn,
không mất;
mắt thấy tai nghe không thể tìm được vang bóng của nó; vì nó không
phải
hữu cũng không phải vô, không xuất thế cũng không nhập thế, nó
ngang nhiên
độc tồn, siêu việt, ngoài nó không có gì khác, vì vậy nó được gọi
là phát
hiện trở lại tự tính siêu việt đó vốn đã bị che lấp bởi vọng niệm.
Vua
viết tiếp: “Chỉ vì sự tập hợp huân nhiễm lâu đời của chúng sinh mà
phát ra
sóng gió tri kiến của thần thức, vì chúng sinh buông mình theo con
đường ô
trọc che lấp cho nên không biết đem ánh sáng tuệ giác để chiếu
soi, khiến
cho bốn phương thành xứ. Mơ hồ không biết rõ lối về...” Tu đạo tức
là thực
hiện sự trở về đó. Thái Tông nhiều lần đề cập đến sự chứng
ngộ như
một sự trở về, trở về quê hương
[6].
Sám hối, tới giai đoạn này, cũng là một phương tiện trở về. Sám
hối không
còn là một ăn năn hối cải tội lỗi đã làm mà là một quyết định trở
về.
Bình Ðẳng Sám Hối của Trần Thái Tông được sáng tác trong chủ
đích ấy.
Ta hãy đọc trong bài tựa của vua viết: “Pháp tính như như, không
vướng một
mảy may niệm lự: chân nguyên lặng lặng, xưa nay vốn tuyệt dứt sự ô
nhiễm
của tư duy. Chỉ vì {pháp tính và chân nguyên} bị che lấp cho nên
vọng
duyên đã phát khởi và huyễn thế đã hình thành. Nghiệp thức vì vậy
đã che
đi cả vầng trí tuệ tròn sáng, gia tài ta tan nát chỉ vì sự hiển
bày tham
dục của sáu căn. Nếu ta chấp nhận được giáo pháp thanh tịnh thì có
thể rửa
sạch được mọi tư duy ô nhiễm mà phát tâm nhất chân bình đẳng”. Tâm
nhất
chân bình đẳng đây là chân tâm, là Phật tính, là uyên nguyên của
thực thể;
đứng về phương diện này chúng sinh và Phật hoàn toàn bình đẳng bởi
vì tất
cả đều cùng chung tâm nhất chân ấy. Cũng vì vậy cho nên sám pháp
gọi là
Bình Ðẳng Sám Hối Văn. Nhưng sám hối đây là sám hối với ai? Lễ
lạy đây
là lễ lạy ai khi mà trên mặt thực tế ta với Phật hoàn toàn bình
đẳng? Thái
Tông viết: “Lạy là lạy cái thế vô tướng của pháp thân. Lạy được
như thế
thì cái thể tự thu dụng và tha thu dụng
[7]
giao tham, đến được bến bờ kia thì mặt mũi xưa nay tự nhiên hiển
lộ” (bài
tựa Bình Ðẳng Sám Hối Văn).
Sự thực hiện kiến tính hay sự trở về này phải tuân theo
trình tự
tam học tức giới, định và tuệ: đó là Thiền, Giới là khởi điểm thực
hiện. “Giới
là uy nghi, Ðinh là bất loạn, Tuệ là giác tri”. Uy nghi ở đay
là sự
cảnh giác từng giờ từng phút về tư tưởng, lời nói và hành động để
duy trì
chính niệm hay sự tỉnh táo của tâm hồn. Thái Tông chú trọng đặc
biệt đến
điểm này. về Ðịnh và Tuệ, vua viết: “Tuệ phát sinh
từ Ðịnh
nếu tâm định thì tuệ sinh, nếu tâm loạn thì tuệ diệt. Nên biết
rằng không
những Tuệ phát sinh từ Ðịnh mà Ðịnh cũng phát sinh từ Tuệ nữa:
Ðịnh và Tuệ
nương nhau mà không thể biệt lập với nhau. Nếu bảo tọa thiền tâm
chưa đắc
định mà đã có thể phát sinh ra tuệ, điều ấy thật chưa có. Chúng
sinh
đều có sẵn tuệ tính nhưng nếu không tập tọa thiền thì vẫn chưa
có thể
nói là minh có Tuệ. Nếu không cần tọa thiền mà có tuệ vậy tọa
thiền để làm
gì?” (Tuệ Giáo Giám Luận)
Thái Tông thao thức thực hiện tuệ giác để tìm ra được một cái gì
không
sinh không diệt trong dòng đời sinh diệt, bất tịnh, khổ đau, vô
thường và
vô ngã. Vua đã tham thủ thoại đầu bất hủ của thiền sư Lâm Té về
“con người
thực không vị trí” (vô vị chân nhân). thoại đầu ấy như sau:
Thiền sư một hôm khai thị đại chúng: “Này quý vị trên một đống
thịt đỏ au
kia,có một con người thực không vị trí, hay ra vào trước
mắt quý
vị. Nếu quý vị không biết {con người thực không có vị trí ấy} là
ai thì
chỉ cần hỏi lão tăng đây”. Có một vị tăng bước tới hỏi: “Xin cho
biết con
người thực không có vị trí ấy là gì?” Thiền sư liền đánh vị tăng
ấy và
nói: “Con người thực không vị trí là cái cứt khô gì đâu?” (Lâm
Tế Lục).
Thái tông rất thao thức muốn tìm cho ra “con người thực” này. Ðó
chính là
tự tính là chân tâm, là thể kim cương bất hoại. Nhưng “con người
thực” đó
phải tìm ở đâu? Thiền sư Lâm Tế nó drằng nó “nó ở ngay trên đống
thịt đỏ
au”, “ra vào trước mắt” mọi người. Ðống thịt đỏ au đó, tức là sắc
thân con
người mà Thái Tông đã cực tả trong những dòng hiện thực sau đây:
“Bộ xương khô cài hoa điểm ngọc, túi da hôi ướp xạ xông lan, cắt
lụa; là
bọc thân máu mủ, xâu tràng hoa đeo túi phân tro... trang điểm bề
ngoài, bề
trong uế trọc {...}, những mong sống kiếp của thông già, nào biết
tứ chi
như nhà dột. Hồn phách tạm về lối quỷ, thi hài còn để cõi người.
Tóc lông
răng móng chửa kịp tiêu, đờm giãi bọt hơi đà thấy ứa. Rữa nát thì
chảy
lỏng máu mủ, tanh hôi thì rinh đất rinh trời. Ðen đúa mắt chẳng
dám nhìn,
xanh lè thật đáng sợ. Bất luận nghèo giàu, tất cả đều chết. Ðể ở
trong
nhà, ruồi bu bọ nguậy, vứt ra ngoài đường thì quạ rỉa chó ăn.
Người đời
thì bịt mũi mà qua, con hiếu phải lấy nong mà đậy... thu thập thịt
xương,
chôn hài cốt. Quan tài phó sao trời đốm ruộng, mồ mả chôn muôn dặm
hoang
sơn. Ngày xưa tóc mượt má hồng, ngày nay tro xanh xương trắng...”
Sắc thân ấy, thể xác ấy không phải là con người chân thực của ta.
Vậy con
người chân thực kia, con người không có vị trí kia, nó nằm ở đâu?
Làm sao
khám phá? Thái Tông đặt ra câu hỏi ấy, đã tham thiền thủ ý ấy. Sau
đây là
bài kệ ngộ đạo của vua:
Vô vị chân nhân thịt đỏ au
Hồng hồng trắng trắng khéo lừa nhau
Ai hay mây cuốn trời quang tạnh
Hiện rõ bên trời dáng núi sao
[8].
Con
lừa ba cẳng ở đây là gì? Phải chăng là con chim đại bàng giới,
định, tuệ
mà trí có của con người không thể nào đạt được bằng đường lối khái
niệm va
tư duy? Con lừa ba cẳng ấy phải chăng chỉ có một mình vua Thái
Tông cưỡi
được?
Thiền ngữ thứ ba Thái Thông đã bỏ nhiều công phu tham khảo là
thiền ngữ
“một con đường đi lên duy nhất” (hướng thượng nhất lộ). Sách Phật
thường
nói đi từ ngọn về gốc là hướng thượng. Ði từ gốc ra ngọn là hướng
hạ. Sách
Thích Ma Ha Diễn Luận nói” Về phương tiện hiện tượng sinh
diệt có
hai phương pháp hành đạo: phương pháp hướng thượng và phương pháp
hướng
hạ. Hai phương pháp ấy quyết trạch được vấn đề sinh tử”. Trong
sách
Bích Nham Lục, bài tựa của Phổ Chiếu có câu: “ông thầy tu áo
và hướng
thượng, tức là cái mà trong số ngàn vị thánh không vị nào chịu
truyền
lại”. Lời giải thích của Chủng Ðiện trong Bích Nham Tập có
dẫn lời
của Bàn Sơn như sau: “Một con đường hướng thượng duy nhất, ngàn
thánh
không truyền: kẻ học giả lao nhọc thân hình như con vượn bắt
bóng”. Thái
Tông chắc chắn đã để nhiều công phu vào đề tài này. Sau đây là
đoạn văn
vua viết về sự chứng ngộ của vua trong mục đích mời các bạn và môn
đệ cùng
chiêm nghiệm. Ta hãy đọc để thấy được chút nào sở đắc thiền học
của ông
vua kỳ lạ ấy.
“Bàn Sơn có lời thùy ngữ sau đây: “Một con đường hướng thượng,
ngàn thánh
không truyền; học giả vì vậy mà khổ công nhọc mình như con vượn
tìm bắt
bóng hình của nó” (hướng thượng nhất lộ, thiên thánh bất truyền,
học nhân
lao hình, như hầu tróc ảnh). Quý vị học giả bốn phương hãy hướng
về đầu
nẻo ấy mà tham thủ lấy thiền ý kia xem sao. Tôi xin hỏi: các vị
làm sao mà
“tham thủ” được thiền ý ấy? Nếu có chủ tâm tham thủ và đối tượng
tham thủ
thì cũng như anh chàng gàn điên kia, trên đầu lại muốn thêm có một
cái
đầu, sau lưng lại có muốn thêm một cái đuôi, trong mắt lại muốn có
thêm
con ngươi, trên da thịt lại có thêm nhiều cục bướu. Ðề tài ấy, nói
tới thì
môi miệng cứng câm, nhìn tới thì đồng tử rơi rụng... Ông già mắt
vàng liếc
mắt làm ngơ; Hồ tăng mắt xanh dương mi đứng ngó; Mã Tổ vứt phất
trần; Thủ
Sơn giấu cào tre; Triệu Châu xé áo gai; Vân Môn bỏ bánh Hồ; Ðức
Sơn liệng
gậy; Lâm Tế nuốt tiếng hét; Phật phật Tổ tổ đều tiềm ẩn tung tích,
người
người ai nấy đều táng đởm kinh hồn. Ðó là một vật dùi sắt đâm vào
không
được, kim đồng xuyên qua không thủng, ánh sáng nháng ra từ đá lửa
mau thế
mà không đuổi kịp nó, làn chớp trên trời so với nó cũng còn chậm
rì. Chưa
thấy được nó thì dù tỉnh ngộ cũng còn trong làng trầm túy; dù mê
man cũng
còn dẫm trên đường sinh tử; dù đã được phú chúc trên hội Linh Sơn
thì cũng
vẫn còn ở trong chốn lậu đậu như thường; dù được Thiếu Thất truyền
cho thì
cũng như còn là trong hang giây quấn. Phải có cơ dương tinh nhuệ
mau như
chớp giật, một tiếng hét cũng khế hợp được căn cơ; phải có ngôn
tài thao
thao như dòng sông, hễ thoại đầu đưa ra là giải quyết ngay được.
Tham khảo
đi tham khảo lại, sâu ngày dài tháng, nếu không dám đi trên con
đường đèo
trơn trợt thì làm sao thoát được thân phận trong hang sâu núi
thẩm? Này
quý vị, hễ đã tới đây thì chớ bỏ qua dịp quý mà không tham cứu.
Nhiều kẻ
học giả đưa mắt nhìn sườn núi cheo leo, nghĩ rằng khó mà bước tới.
Hôm nay
vì quý vị tôi không khỏi đánh liều tay rờ râu cọp, chân đi đầu sào
chót
vót. Khi nói, phải biết rằng như gió thổi tung reo; khi im phải
biết rằng
như hồ trong trăng chiếu; khi đi, phải biết rằng như nước chảy mây
trôi;
khi đứng, phải biết rằng như núi yên non vững. Lời nào nói ra cũng
đều nằm
trong kế hoạch linh hoạt của Thích Ca; câu nào cất lên cũng đều
phù hợp
với gia phong Sơ Tổ. Buông đi thì tám chữ mở toang, nắm lại thì
nhất môn
tuyệt đỉnh, hạng ma quỷ sẽ trở thành lâu đài Di Lặc, núi Hắc Sơn
sẽ chẳng
khác cảnh giới Phổ Hiền: đâu đâu cũng là đại quang minh tạng, căn
cơ nào
cũng là bất nhị pháp môn. Ngại gì ánh sáng đến khi bóng tối đi,
quản chi
lúc mây che thì trăng hết tỏ. Ngọc minh châu nằm lòng bàn tay,
xanh thì
chiếu xanh, vàng thì chiếu ánh sắc vàng; gương cổ dựng trên đài:
Hồ thì
hiện Hồ, Hán thì hiện Hán. Ðâu cần nhìn đến huyễn thể, vì đâu đâu
cũng là
pháp thân, khỏi nhọc đỉnh đầu phóng quang, vốn sẵn đã có trong sáu
thần
thông diệu dụng. Cung điện ma vương đảo lộn, tâm can ngoại đạo lật
bày;
biến trái đất làm vàng ròng cho quốc gia, đãi nhân thiên lấy sông
dài làm
sữa ngọt; chuyển pháp luân thường trực trong lỗ mũi, hóa bảo tháp
hiện
thực dưới lông mi. Trên sóng nước, thiếu nữ bằng đá múa khúc Bà
Sa, trong
mây bạc, người gỗ nhạc công thổi sáo ca bài ca lưu khách. Khi gặp
vũ
trường liền diễn xuất, lúc thấy chỗ tốt thì nghỉ ngơi; hoặc đưa
tay tìm
dắt, hoặc quay về sơn dã, khi biếng nhác thì theo {chân đám} mây
ngủ {trên
tảng} đá, lúc hứng chi thì vịnh nguyệt triều phong; ưu du nơi tửu
tứ trà
phương, tiếu ngạo là đường hoa liễu bá.[9]
Hoa vàng rỡ rỡ, không đâu là tâm bát nhã, tre tím xanh
xanh, không
đâu là không lý chân như. Nhổ cỏ dại hiện bản lai diện mục,
con
đường mòn cắt đứt nẽo tử sinh. Hồi đầu cưỡi ngựa sắt mà về, xỏ mũi
trâu
bùn đi bước một. Không lấy một pháp trong vạn pháp làm bạn thì đâu
còn sở
đắc nào? Phật cũng không, tâm cũng không, chân cũng đúng mà giả
cũng đúng.
Ngoài cửa tam yếu dù hét “nhị” cũng là “tam”. Ðầu đường thập tự có
hô
“cửu” vẫn là “thập”, lấy sáo không lỗ tấu khúc vô sinh. Dùng đàn
không
giây gãy bài khoái hoạt. Ai ai mà không phải tri âm, đâu đâu lại
chẳng là
bè bạn? Một con đường hướng thượng ấy, làm sao ta hiểu
được? Hãy
nghe kỹ nghe kỹ. Ai nghe lọt được thiền ngữ ấy thì tai sẽ bị ba
ngày điếc
đặc
[10].
Nếu chẳng nghe lọt, há lại bỏ di hay sao? Bởi vì nơi nào cũng có
những cây
dương xanh có thể buộc ngựa, nhà nào cũng có con đường dẫn về kinh
đô.
Ðường về dưới nguyệt ít ai đến, một ánh trăng khuya lạnh khắp
miền...”
Thoại đầu “vô vị chân nhân” mà Trần Thái Tông tham khảo là một
thoại đầu
nổi tiếng của phái Lâm Tế. Những ý niệm như “tam huyền”, “tam yếu”
mà vua
thường nói cũng xuất phát từ tư tưởng Lâm Tế. Chắc hẳn ngoài sự
nghiên tầm
điển tịch và đọc các bộ lục như Lâm Tế Lục và Cát Ðằng
Tập,
vua đã có học hỏi ít nhiều về thiền học Lâm Tế ở thiền sư Thiên
Phong vốn
từ Trung Hoa sang. Thiền sư Lâm Tế hiệu là Nghĩa Huyền, người tỉnh
Hà Nam,
hồi trẻ tham học với thiền sư Hoàng Bích, và được Hoàng Bích
truyền tâm
pháp. Tư tưởng thiền của Lâm Tế cũng giống như tư tưởng Hoàng
Bích: nhấn
mạnh đến nguyên lý chúng sinh với Phật không khác. Nhưng
Lâm Tế có
nhiều biện pháp giáo hóa rất đặc biệt: hồi thiền sư về Trấn Châu
Tiểu Viện
hành đạo (sau này đổi là Lâm Tế Thiền Viện) ông xướng xuất các
biện pháp
tam cú, tam huyền, tam yếu, tứ chiếu dụng và tứ tân chủ. Ðặc biệt
nhất là
sự thi hành phép bổng yết (gậy đánh và tiếng hét). Gậy và tiếng
hét là
những phương tiện đánh thức giác ngộ. Lâm Tế có một nhân cách thật
ngang
tàng có thể sánh với Bồ Ðề Ðạt Ma: Lâm Tế Lục sôi bỏng một
sức sống
rào rạt hùng liệt, không phải như Bích Nham Tập của Tuyết
Ðậu và
Viên Ngộ, tuy diễm tuyệt nhưng đằm thắm.
Trong những năm Thánh Tông đã nắm hoàn toàn trong tay việc trị
nước thì
Trần Thái Tông để hết thì giờ vào công phu thiền tập. Vua đã hướng
dẫn
nhiều người trong việc thực hành thiền đạo, kể cả nhiều vị tăng
sĩ. Mục
Ngữ Lục Vấn Ðáp Môn Hạ trong sách Khóa Hư có ghi lại
một câu
thiền ngữ của vua trả lời các câu hỏi của Ðức Thành, một vị du
tăng nhà
Tống, và những vị tăng khác. Ví dụ một vị tăng hỏi: “Chưa thoát ly
chưa
xuất thế thì còn mong được chỉ dẫn, nhưng đã thoát ly đã xuất thế
rồi thì
sao?” Vua đáp:
Mây sinh đỉnh Nhạc toàn màu trắng
Nước đến Tiêu Tương một sắc xanh.
Một vị tăng khác hỏi: “Cổ kim không có nhiều đường khác nhau, kẻ
đạt ngộ
đều đi chung một lối mà về. Nhưng bệ hạ có nghĩ rằng tìm ra được
đạo chỉ
có một mình đức Thế Tôn mà thôi không?” Vua đáp:
Mưa xuân tuy không phân biệt cao thấp
Nhưng cành xuân có cành thấp cành cao.
Ðể giúp các thiền lữ quen biết trong việc tham thủ các công án,
vua Thái
Tông đã trích cử một số thoại đầu (đề án) làm lời niêm (nhận xét)
và kệ
tụng (kệ hướng dẫn). Khóa Hư Lục còn ghi lại 43 công án
được Trần
Thái Tông chọn lựa. Cho lời nhận xét và bài kệ hướng dẫn. Niêm
Tụng Kệ
là tác phẩm được sáng tác vào những năm hành đạo lớn tuổi nhất của
vua,
lúc ấy đã gần 60. Ta hãy đọc thử 3 trong số 43 công án trong Niêm
Tụng Kệ,
các công án thứ 15, 16 và 17.
Công Án Thứ Mười Lăm:
Cử: Nam Tuyền nói: tâm không phải Phật, trí không phải
đạo.
Niêm: Hô hấp tất cả lý lẽ huyền vi, trên đường về bước
dưới ánh
trăng.
Tụng: Vạn tiếng âm thầm tinh tú chuyển
Thái hư trầm lặng không vết gì
Nương gậy lên lầu trông bốn phía
Tịch tịch liêu liêu nào ngại chi?
Công Án Thứ Mười Sáu:
Cử: Lâm Tế sau khi xuất thế chỉ dùng có phép bổng yết (gậy
và hét)
để khai thị đồ chúng. Hễ thấy một vị tăng vào cửa là hét.
Niêm: Giữa trưa mồng một tháng Năm, bao nhiêu độc
địa trong
lưỡi miệng đều tan biến.
Tụng: Vừa tới cửa ngoài nghe tiếng hét
Tỉnh giấc hôn trầm lũ cháu con
Một tiếng sấm xuân vừa chấn động
Khắp nơi cây cối nảy mầm non.
Công Án Thứ Mười bảy:
Cử: Nam Tuyền nói: tâm hàng ngày là đạo
Niêm: Lạnh thì nói lạnh, nóng thì nói nóng
Tụng: Ngọc trắng nguyên lai không dấu vết
Cứ gì mài dũa mới thành xinh
Quê cũ không đo lường lối ấy
Núi dốc buông tay phó mạng mình.
Lối làm kệ tụng cho các cổ tắc hay thoại đầu này, xưa đã được
thiền sư
Tuyết Ðậu thực hiện. Tuyết Ðậu là một thi sĩ có tài ngăng. Ảnh
hưởng Tuyết
Ðậu đã được đưa xuống từ truyền thống Thảo Ðường qua các truyền
thống Vô
Ngôn Thông và Yên Tử, hay đã đến trực tiếp bằng tác phẩm Bích
Nham Lục
và Tuyết Ðậu Ngữ Lục? Có lẽ bằng cả hai đường. Ta chỉ biết
Thái
Tông có một tâm hồn giàu có chất nghệ sĩ. Một ngày nọ sau công
việc triều
chính bề bộn, vua tìm lên thiền am Thanh Phong của thiền sư Ðức
Sơn, và ở
lại suốt đêm ở đây. Ngủ thì uổng quá, trong khi ngoài sân ánh
trăng rạng
rỡ, cây cỏ còn thức, rì rào trong gió nhẹ. Cả thiền sư cả vua đều
đứng
chơi trước sân chùa cho tới khuya. Sau đây là bài thơ vu làm khuya
hôm ấy:
Gió thổi sơn tùng nguyệt chiếu hiên
Nhiệm mầu tâm cảnh đượm hương thiền
Thú vui tĩnh mạc nào ai biết
Cùng với thiền tăng thức trắng đêm
[11].
[1]
(45) Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư
chép là năm Ðinh Dậu (1237). Ðây chép theo bài tựa sách
Thiền Tông
Chỉ Nam do chính tay Trần Thái Tông viết
[2]
(46) Thái Tổ: Trần Thừa,
cha của
Thái Tông, khi Thái Tông lên ngôi ông ta được phong Thượng
Hoàng.
[3]
(47) Tỳ trước chư hương
thiệt tham
vị
Nhãn manh chúng sắc nhĩ văn
chương
Vĩnh vi lãng đãng phong trần
khách
Nhật viễn gia hương vạn lý
trình
[4]
(48) Bãi đãng cuồng phong
quát địa
sinh
Ngư ông lúy túy điếu chu
hoành
Tứ thì vân hợp âm mài sắc
Nhất phái ba thiên cố động
thanh
Vũ cước trận thôi phiêu lịch
lịch
Lôi xa luân chuyển nô oanh
oanh
Tam thời, trần liễm: thiên
binh tĩnh
Nguyệt lạc trường giang dạ
kỷ canh
[5]
(49) “Ðã làm vua thì không còn
có thể
theo ý thích của riêng mình được nữa, mà phải lấy ý thích của
dân làm
ý thích của mình, lấy lòng dân làm lòng mình”.
[6]
(50) “Nhật vãng gia hương
vạn lý
trình”: (ngày hết quê xa vạn dặm đường) (Tứ Sơn) hay “Hoàng
hà
cửu khúc vị quân cử, một thiệp đồ trình tự đáo gia” (chín
khúc
sông Hằng khai tuệ nhãn, đường xa không bước vẫn về nhà (Niêm
Tụng
Kệ)
[7]
(51) Thụ dụng thân là báo thân
(Sambhogakaya) một trong tam thân của Phật sử dụng vào sự lợi
ích tu
chứng của kẻ khác.
[8]
(52) Vô vị chân nhân xích
nhục đoàn
Hồng hồng bạch mạc tương
quan
Thùy tri vân quyên trường
không tĩnh
Thúy lộ thiên biên nhất dạng
sơn
(Phổ Khuyết Sắc Thân)
[9]
(53) Tứ sơ tiễu bích vạn
thanh tùng
Liễu ngộ đô vô vạn vật không
Hỷ đắc lư nhi gtam cước tại
Mạch ky đã sấn thượng phong
cao
[10]
(54) Bách Trượng thiền sư nghe một tiếng hét của Mã Tổ thiền
sư, điếc
đặc ba ngày.
[11]
(55) Phong đã tùng quan,
nguyệt
chiếu đình
Tâm kỳ phong cảnh cộng thê
thanh
Cá trung tư vị vô nhân thức
Phó dữ sơn tăng thưởng đáo
minh